26/09/2019 08:43 GMT+7

Trump, yêu nước và... bị luận tội

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ có thể bị lật đổ vì phản bội tổ quốc. Nhưng tại Liên Hiệp Quốc, ông ra một tuyên bố đặt lòng yêu nước lên trên hết.

Trump, yêu nước và... bị luận tội - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi - Ảnh: Reuters

"Nếu muốn có dân chủ, hãy giữ lấy chủ quyền. Và nếu muốn có hòa bình, hãy yêu mến đất nước của mình" - Tổng thống Trump đưa ra tuyên bố trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ngày 24-9 (giờ địa phương).

Gần như cùng lúc, lời kêu gọi yêu nước của ông Trump gặp thách thức từ Hạ viện Mỹ: Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi thông báo chính thức khởi động cuộc điều tra luận tội tổng thống.

Nước cờ liều lĩnh của Đảng Dân chủ

Bà Pelosi cho rằng Tổng thống Trump đã phản bội đất nước bằng cách thúc giục Ukraine điều tra ứng viên tranh cử tổng thống Joe Biden. Theo bà Pelosi, đây là cách ông Trump mượn quyền lực để triệt tiêu đối thủ chính trị trước cuộc bầu cử 2020.

Trong lịch sử nước Mỹ, có ba tổng thống gặp kịch bản luận tội gồm Richard Nixon, Andrew Johnson và Bill Clinton. Nhưng chỉ Johnson và Clinton chính thức bị điều tra luận tội, và không cuộc luận tội nào thành công.

Quá khứ rõ ràng không đứng về phía bà Pelosi, và bản thân chủ tịch Hạ viện Mỹ cũng hiểu rõ những rủi ro chờ đợi Đảng Dân chủ và chính mình.

Năm 1998, trong thời khắc các thành viên Đảng Cộng hòa bỏ phiếu về việc luận tội cựu tổng thống Clinton, bà Pelosi cũng đứng đó tại Nhà Trắng và nhìn thấy nỗ lực tuyệt vọng của đối thủ. Đơn giản vì phe Cộng hòa từng muốn phế truất ông Clinton bất kể biết trước không thể làm điều này ở Thượng viện - một kịch bản chính xác như tình trạng của Đảng Dân chủ ngày nay.

Hiện nếu Hạ viện chấp thuận luận tội ông Trump, màn tiếp theo sẽ là xét xử tại Thượng viện. Một cuộc luận tội thành công đòi hỏi phải có số phiếu luận tội chiếm đại đa số 2/3, tức 67 trên 100 ghế. Mà Thượng viện lúc này do Đảng Cộng hòa kiểm soát với 53 ghế, còn Đảng Dân chủ nếu tính gộp luôn 2 ghế độc lập mới chỉ nắm 47 ghế.

Đó là bàn về khả năng chiến thắng về kỹ thuật đơn thuần. Trong thực tế, ngay cả Đài CNN - tập đoàn truyền thông chống ông Trump gay gắt nhất - hôm 24-9 cũng khẳng định bà Pelosi đã quá mạo hiểm khi quyết định chính thức mở cuộc điều tra luận tội này.

Theo CNN, chính bà Pelosi cũng không nắm chắc phần thắng, và thậm chí chưa hề biết nội dung cuộc điện đàm ngày 25-7 giữa ông Trump và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thực sự có gì.

Màn phản công tinh tế

Trước đây, ông Trump đã một lần "thoát nạn" sau khi cuộc điều tra nhằm vào mối liên kết giữa chiến dịch của ông với người Nga không ra kết quả bất lợi cho vị tổng thống này. Sự kiện ấy như một cái tát vào niềm tin dành cho Đảng Dân chủ.

Và nếu ông Trump tiếp tục trong sạch lần này, việc mở cuộc điều tra luận tội của bà Pelosi có thể xem như "nhát kiếm" cuối cùng cho Đảng Dân chủ trước thềm bầu cử.

Nói vậy để thấy rằng nhiệm vụ của phe Dân chủ hiện nay là phải chứng minh cuộc điều tra luận tội này không mang màu sắc đảng phái. Tạp chí Atlantic dẫn trường hợp ông Clinton năm 1998, để thấy rằng phe Cộng hòa khi đó đã gặp thảm họa vì quyết định đòi phế truất tổng thống. Họ bị coi là quá đảng phái, gây bất ổn cho đất nước và phản dân chủ.

Chính bà Pelosi cũng ý thức được điều này khi tìm cách nhắn nhủ với Đài CNN rằng đây không phải là cuộc điều tra luận tội vì lý do chính trị, vì Dân chủ hay Cộng hòa. "Đây là vấn đề chủ nghĩa ái quốc tại đất nước chúng ta" - bà quả quyết.

Nhưng ái quốc lại là chữ ông Trump trực tiếp sử dụng cho bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Mỹ cố tình nhấn vào lòng yêu nước, như để cảnh tỉnh rằng việc ông bị phế truất lúc này sẽ không mang lại lợi ích gì cho nước Mỹ, với hàng đống chương trình - chính sách đối ngoại với Trung Quốc, Biển Đông, thương mại, Iran, Trung Đông và Triều Tiên còn nằm đó, và cả những chỉ số kinh tế tích cực mà chính quyền đương nhiệm đang đạt được.

Đối với Đảng Cộng hòa ở Thượng viện, những gì ông Trump đang làm thậm chí còn đáng để "giữ ông lại" hơn nếu họ nghĩ tới tương lai nước Mỹ, thay vì có hay không có ông Trump ngồi ghế tổng thống với tư cách cá nhân.

82%

Khảo sát Reuters/Ipsos từ ngày 16 tới 20-9 cho thấy tỉ lệ ủng hộ ông Trump trong nội bộ Đảng Cộng hòa khá cao, 82%. Trong khi đó, 37% người Mỹ được hỏi cho biết muốn ông Trump bị luận tội, giảm so với 41% khảo sát trước đó.

Hiện nay, như Atlantic chỉ ra, khi xưa ông Clinton vẫn thoát nạn với tỉ lệ công chúng ủng hộ luận tội 35%, gần với mức 37% của ông Trump như đã nêu. Lịch sử không chống lại Trump.

Tổng thống Trump chính thức bị điều tra luận tội

TTO - Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi nhấn mạnh không ai có quyền đứng trên luật pháp, kể cả tổng thống. Sự kiện đánh dấu một cuộc đụng độ kịch tính mới giữa Nhà Trắng và Quốc hội có thể kéo dài tới tận cuộc bầu cử tổng thống 2020.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar