25/09/2019 09:39 GMT+7

Đảng Cộng hoà sẽ chặn đứng 'kịch bản' luận tội Tổng thống Trump?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Việc một nguyên thủ quốc gia bị luận tội nghe có vẻ hệ trọng, nhưng đối với các nhà lập quốc Mỹ, đây là điều bình thường và họ đã thấy trước viễn cảnh sẽ có ngày tổng thống lạm quyền.

Đảng Cộng hoà sẽ chặn đứng kịch bản luận tội Tổng thống Trump? - Ảnh 1.

Tổng thống Trump (cà vạt đỏ) trong bài phát biểu Thông điệp quốc gia năm 2019 tại hạ viện - Ảnh: AFP

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ngày 25-9 đã quyết định chính thức thúc đẩy cuộc điều tra luận tội ông Trump, sau các thông tin nói ông đã gây áp lực buộc Ukraine điều tra cha con ông Joe Biden - ứng viên tổng thống tiềm năng nhất của Đảng Dân chủ.

Ông Trump, người khẳng định không làm gì sai trong cuộc điện đàm, chỉ trích động thái là một cuộc "săn phù thủy rác rưởi", đồng thời cho biết sẽ công bố bản rã băng cuộc trò chuyện gây tranh cãi này.

Tổng thống Mỹ bị cách chức khi nào?

Ông Trump cũng không phải là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp rắc rối với tiến trình luận tội, vốn là đặc quyền của hạ viện.

Theo Hiến pháp Mỹ, tổng thống có thể bị cách chức vì "tội phản quốc, nhận hối lộ hoặc các tội nghiêm trọng khác". Không có định nghĩa cụ thể cho "các tội nghiêm trọng khác", nhưng lịch sử cho thấy các tội này bao gồm tham nhũng và lạm dụng niềm tin của nhân dân.

Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia pháp lý khẳng định tổng thống không nhất thiết phải vi phạm một đạo luật hình sự hiện hành thì mới bị luận tội. "Gây áp lực để buộc một lãnh đạo nước ngoài can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ là hành vi mà những nhà lập quốc Mỹ xem là trọng tội không thể chối cãi".

Tiến trình luận tội

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Doug Collins lập luận một cuộc điều tra luận tội chính thức không nên được tiến hành cho tới khi toàn bộ hạ viện đã bỏ phiếu thông qua.

Tuy nhiên, các nghị sĩ Dân chủ - những người đang kiểm soát hạ viện, cho rằng điều này không cần thiết và chỉ cần quá bán trong tổng số 435 thành viên hạ viện đồng ý là đủ. Hiện đã có hơn 160 hạ nghị sĩ tỏ ý ủng hộ luận tội ông Trump.

Cần lưu ý không nhất thiết phải thông qua tất cả các điều khoản luận tội ở hạ viện thì tiến trình mới được đẩy lên thượng viện.

Các điều khoản luận tội đã được thông qua ở hạ viện sẽ được đẩy tới thượng viện, nơi các thành viên hạ viện đóng vai trò như các công tố viên, còn các thượng nghị sĩ sẽ là bồi thẩm viên. Chánh án Tòa án tối cao Mỹ sẽ giữ vai trò chủ tọa.

Các nhà lập pháp Mỹ không cần chứng minh vụ việc do họ thúc đẩy đang vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, theo Reuters. Một cuộc bỏ phiếu sẽ được tiến hành tại thượng viện và cần ít nhất 2/3 số phiếu tán thành để kết án và bãi nhiệm tổng thống.

Đảng Cộng hòa sẽ bảo vệ ông Trump

Đảng Cộng hoà sẽ chặn đứng kịch bản luận tội Tổng thống Trump? - Ảnh 2.

Các thành viên Đảng Cộng hòa được dự đoán sẽ bảo vệ ông Trump bằng cách chặn đứng tiến trình luận tội. Song cuộc điều tra cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến uy tín của ông trước thềm bầu cử - Ảnh: REUTERS

Phe Dân chủ hiện có 235 ghế tại hạ viện, lấn áp con số 199 ghế của Đảng Cộng hòa nên có thể dễ dàng thúc đẩy quá trình luận tội ông Trump. Năm 1998, khi phe Cộng hòa kiểm soát hạ viện, họ chỉ mất 2 tháng rưỡi để hoàn tất quá trình luận tội Tổng thống Bill Clinton thuộc Đảng Dân chủ.

Căn cứ theo tình hình hiện tại, cho dù thành công ở hạ viện, quá trình luận tội ông Trump có thể bị chặn lại ngay lập tức tại thượng viện.

Đảng Cộng hòa hiện đang chiếm 53 ghế tại thượng viện, Đảng Dân chủ có 45 ghế nhưng thường nhận được sự hỗ trợ từ 2 thượng nghị sĩ độc lập nên có thể xem là đang giữ 47/100 ghế.

Như đã nói ở trên, để kết án và bãi nhiệm tổng thống sẽ phải cần ít nhất 67 phiếu ủng hộ. Với tình hình hiện nay, con số đó đồng nghĩa 20 thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ đứng về phe Dân chủ. Đây được xem là một kịch bản không tưởng và với lợi thế quá bán của mình, phe Cộng hòa sẽ ngay lập tức chặn đứng quá trình luận tội mà không cần xem xét bằng chứng.

Chưa từng có tiền lệ

Không một tổng thống nào rời khỏi Nhà Trắng vì kết quả trực tiếp của tiến trình luận tội. Trường hợp nổi tiếng như Tổng thống Richard Nixon năm 1974 cũng đã từ chức trước khi ông có thể bị luận tội. Các tổng thống Andrew Johnson vào năm 1868 và Bill Clinton năm 1998 cũng bị hạ viện luận tội nhưng không bị thượng viện kết án.

Reuters bình luận trong một kịch bản gần như không thể xảy ra, nếu ông Trump bị bãi nhiệm vì luận tội, Phó tổng thống Mike Pence sẽ lên thay và giữ chiếc ghế này cho đến hết nhiệm kỳ theo Tu chánh án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ.

Đa số người Mỹ phản đối luận tội ông Trump Đảng Dân chủ chia rẽ, luận tội là... giúp ông Trump? Ông Trump nói phe Dân chủ sợ thua nên muốn luận tội ông
BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran được khởi động lại sau nhiều ngày bị đóng băng, nhưng triển vọng đạt đột phá vẫn còn mơ hồ.

Iran - Mỹ nối lại đàm phán hạt nhân

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin

Việc dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin trong các cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin đã đẩy ông Witkoff vào thế bất lợi.

Đặc phái viên Mỹ bị chỉ trích vì dùng phiên dịch viên của Điện Kremlin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar