07/11/2011 08:42 GMT+7

Trộm cướp hoành hành ven sông

ĐỨC PHÚ - ĐỨC THANH
ĐỨC PHÚ - ĐỨC THANH

TT - Nhiều băng cướp dùng xuồng máy chạy trên sông để cướp tài sản của người dân đi trên ghe thuyền và “đổ bộ” lên các khu dân cư trên bờ lấy cắp tài sản rồi tẩu thoát.

Phóng to

Dù đã dùng xích khóa ghe vào gốc cây cẩn thận nhưng từ đầu năm 2011 đến nay, ông Trần Ngọc Lợi vẫn bị bọn trộm lấy hai chiếc ghe máy - Ảnh: Đức Phú

Nửa đêm, ông Trần Ngọc Lợi (ngụ đường Cao Lỗ, P.4, Q.8, TP.HCM) đang yên giấc thì nghe tiếng chó sủa ầm ĩ ngoài bờ sông. Khả nghi có đạo tặc, ông Lợi vác gậy và đèn pin chạy ra nhưng hai tên trộm đã cuỗm chiếc ghe của ông đậu ở ven bờ nổ máy phóng theo hướng rạch Sông Sáng. Ông chỉ kịp ném gậy theo hướng bọn trộm mà bất lực nhìn chúng lấy chiếc ghe mới mua gần 3 triệu đồng cùng một chiếc máy chạy ghe đuôi tôm trị giá 4 triệu đồng.

Cách đây năm tháng, gia đình ông cũng bị ba tên cướp đi xuồng máy, tay lăm lăm mã tấu trộm mất chiếc ghe cùng một số tài sản vào lúc nửa đêm. “Các băng trộm trên sông thường đi 3-4 tên. Chúng ngồi trên xuồng lượn qua các nhánh sông, kênh rạch để trộm tài sản. Khi đánh ghe về, tui đã dùng xích khóa ghe vào gốc cây cẩn thận nhưng vẫn bị bọn chúng dùng kềm cộng lực cắt sợi xích và lẻn lên bờ trộm đồ đạc” - ông Lợi bức xúc kể.

“Xớ rớ là mất mạng”

Ông Ngô Văn Một (ngụ đường Cao Lỗ, P.4, Q.8) làm nghề đãi trùn chỉ, kể cứ khoảng 3g sáng hằng ngày, khi đi đãi trùn ngang qua rạch Xóm Củi đoạn thuộc Q.8, thỉnh thoảng lại chứng kiến cảnh 3-4 tên trộm nhảy lên thuyền của người dân đậu trên sông để trộm đồ.

Khi ông rọi đèn pin cảnh báo cho chủ thuyền thì bọn trộm chĩa mã tấu vào ông dọa: “Việc ai nấy làm, đừng nhiều chuyện. Mày xớ rớ là mất mạng đó”. Thấy người dân trong xóm ven con rạch này mất trộm nhiều quá, nhà ông Một có chiếc ghe đậu ở ngoài rạch là tài sản có giá trị nên vợ chồng ông phải chia nhau luân phiên canh cả đêm.

Một thủ đoạn khá phổ biến của các nhóm đạo chích trên sông là giả dạng người đi đánh cá, buôn bán... để thăm dò các ghe thuyền và các đại lý, quán xá ven sông. Sau khi xác định “con mồi”, chúng chèo thuyền ẩn nấp trong bụi cây ven sông chờ chủ thuyền, chủ nhà ngủ say, 2-3 tên sẽ leo lên thuyền cùng kềm cộng lực, mã tấu, roi điện để “hành sự”, một tên ở dưới xuồng chuẩn bị nổ máy tẩu thoát.

Ông Nguyễn Văn Hùng - quê ở Cà Mau, một chủ thuyền neo đậu ở bến Phú Định, Q.8 - kể: “Khoảng 3g sáng cuối tháng 7-2011, hai tên trộm nhảy lên thuyền của tui rinh mất chiếc máy nổ và lục tung thuyền để trộm đồ đạc có giá trị”. Khi hai vợ chồng ông tri hô cướp thì bọn trộm nổ máy xuồng, hai tên còn ở trên thuyền liền nhảy xuống sông bơi đến chiếc xuồng của đồng bọn đang đợi sẵn và mất hút trong đêm.

Thủ đoạn hơn, nhiều băng trộm đường sông đi “hành sự” còn mang theo cả bả chó, thuốc mê... để hạ gục chó mà chủ thuyền, chủ nhà trên bờ nuôi. Đêm đầu tháng 7-2011, khi vợ chồng ông Thái, quê An Giang, đang neo thuyền chở vật liệu xây dựng ở bến Phú Định thì bị bọn trộm đột nhập lấy 5 chỉ vàng, 20 triệu đồng và hai điện thoại di động. Bọn chúng đánh thuốc mê con chó cột trên đầu thuyền rồi dùng kềm cộng lực phá khóa cửa vào trong thuyền. Khi vợ chồng ông thức dậy thì tài sản gom góp bao năm đã không cánh mà bay.

Ông Nguyễn Ngọc Thành, nhân viên bảo vệ ở bến Phú Định, cho biết bọn trộm hoạt động rất tinh vi, chúng quan sát các con thuyền từ xa, sau đó tắt xuồng máy, dùng tay chèo bơi nhẹ vào các bụi cây ven sông để ẩn nấp. Khi bị phát hiện, những tên trên thuyền liền nhảy xuống sông, một tên khác chèo xuồng đến đón đồng bọn.

“Đổ bộ” lên bờ

Chỉ tay ra bờ sông Rạch Đỉa, bà chủ bãi cát Phương Nhung, P.Tân Phong, Q.7, cho biết từ đầu năm 2011 đến nay, cơ sở của bà đã mất ba cặp bình ăcquy máy xúc cát, giá gần 8 triệu đồng/cặp. “Suốt mấy tháng nay, chủ các bãi cát, công trình xây dựng ven sông khu vực này đều phàn nàn về tình trạng thường xuyên bị trộm tài sản” - bà kể.

Theo ông Cao Thành Nhân - nhân viên bảo vệ của Xí nghiệp bêtông Sino Pacific, ven sông Rạch Đỉa: “Nhiều đêm thấy bọn trộm đi ghe thám thính, anh em bảo vệ lấy đèn rọi đuổi chúng đi. Tuy nhiên, đến sáng nhiều tài xế vẫn kêu mất bình ăcquy và đồ nghề sửa xe. Kiểm tra thì hàng rào dây thép ngoài bờ sông đã bị cắt một lỗ đủ chui lọt người”.

Đêm 13-9, ba tên trộm xuôi ghe vào công trình xây dựng cầu phao số 4 ở bến Bạch Đằng, P.Bến Nghé, Q.1. Thấy nhân viên bảo vệ sơ hở, chúng đột nhập trộm bốn bình ăcquy, một môtơ máy phát điện và nhiều đồ nghề của công nhân. Tuy nhiên, khi cả ba đang phóng ghe như bay trên sông Sài Gòn thì bị lực lượng công an tuần tra đường thủy phát hiện. Bị bao vây, bọn chúng liền nhảy xuống sông tẩu thoát.

Dọc bờ sông Cần Giuộc, đoạn qua H.Bình Chánh được bao phủ bởi những rặng dừa nước rậm rạp. Các băng trộm thường chèo ghe ẩn nấp trong bụi cây chờ đến 3g-4g sáng sẽ “đổ bộ” lên bờ cướp tài sản. Bà Võ Thị Kim Cương, cán bộ phụ trách an ninh ấp 1, xã Hưng Long, H.Bình Chánh, kể từng chứng kiến bọn cướp đột nhập lên bờ khống chế nhân viên bảo vệ của các cơ sở trên bờ để cướp tài sản, sắt thép, bình ăcquy...

Ông Tấn, chủ cơ sở vật liệu xây dựng Nhựt Tấn, ven sông Cần Giuộc, đoạn qua xã Hưng Long, bức xúc chỉ cho chúng tôi xem vết phá khóa do bọn trộm để lại. “Đêm qua, bọn trộm lại nhảy lên bờ phá cửa máy xúc lấy đi bình hàn gió đá và nhiều đồ dùng sửa các máy phục vụ công trình xây dựng. Bắt được nhóm này, nhóm khác lại mò đến, canh không xuể” - ông than thở.

“Manh động"

Theo Phòng cảnh sát đường thủy Công an TP.HCM, gần đây nhiều băng nhóm có tổ chức lợi dụng địa hình đường thủy phức tạp, thường xuyên thực hiện nhiều vụ trộm cướp gây hoang mang cho người dân. Những đối tượng này rất manh động, sẵn sàng dùng mã tấu khống chế nạn nhân để tẩu tán tài sản. Khi bị truy đuổi, bọn chúng nhảy lên xuồng máy bỏ chạy hoặc nhảy xuống sông bơi vào bờ tẩu thoát.

Thiếu tá Bùi Thiện Thành, đội phó đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an H.Bình Chánh, cho biết tháng 8-2011, công an huyện mật phục và bắt giữ một băng cướp có vũ trang trên sông khi đang thực hiện một vụ trộm dọc bờ sông Cần Giuộc, đoạn qua xã Hưng Long. Các đối tượng này khai đã thực hiện hàng loạt vụ trộm cướp ở bãi cát, công trình... dọc sông Chợ Đệm, sông Cần Giuộc đoạn qua địa bàn H.Bình Chánh (TP.HCM) và H.Bến Lức (Long An).

ĐỨC PHÚ - ĐỨC THANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar