31/03/2019 12:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trịnh Công Sơn từng tặng từ điển và cam kết đài thọ học đại học cho nữ sinh Huế

LÊ KHÁNH TUẤN
LÊ KHÁNH TUẤN

TTO - Ngày còn ở Huế, những lúc rỗi rãi, tôi rất thích đạp xe ngược đường Nguyễn Huệ, rẽ qua Nguyễn Trường Tộ để vào lối lên nhà thờ Phủ Cam.

Trịnh Công Sơn từng tặng từ điển và cam kết đài thọ học đại học cho nữ sinh Huế - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đàn hát phục vụ công nhân trong đêm giao lưu trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Trị An nhân kỷ niệm 9 năm ngày thành lập báo Tuổi Trẻ 2-9-1984 - Ảnh : Nguyễn Công Thành

Quãng gần đến cầu Phủ Cam, con đường có nhiều cây long não. Tôi biết và thích đoạn đường này từ khi đọc một bài ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Về sau, khi biết trên tầng hai nhà 11/3 Nguyễn Trường Tộ, căn gác gần nhà vợ chồng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Dạ là nơi Trịnh Công Sơn đã ở và quãng đường này ngày trước "Diễm xưa" thường đi qua, tôi càng yêu mến nơi này.

Japan Philharmonic Orchestra với bản Diễm xưa

Có cảm tình và nảy sinh nhu cầu đi đến con đường đó mỗi ngày là vì tôi yêu nhạc Trịnh và thần tượng về người nhạc sĩ tài hoa. Lúc đó, tôi chưa một lần được nhìn thấy Trịnh Công Sơn ở ngoài đời.

Từ miền Bắc vào, khi lần đầu nghe nhạc Trịnh thấy rất lạ. Có gì đó rất dung dị, gần gũi, nhưng mà sang trọng. Dễ hiểu, nhưng mà khó thấu đáo. Cảm xúc cụ thể, nhưng mà lời ca siêu thực. Mỗi dịp đi qua con đường này, cảm giác như được gặp người nhạc sĩ mà tôi vô cùng yêu mến. Nhớ bài hát Diễm xưa.

Và chẳng biết tự bao giờ, mọi dáng nữ sinh đi qua con đường này với tôi đều là Diễm. Tôi thậm chí còn nhớ rất rõ những giọt nắng xuyên qua tán cây long não rắc đầy trên vai họ. Có gì đó chốt giữ cảm xúc của tôi. Tự nhiên tôi nghĩ một ngày nào đó mình sẽ gặp Trịnh Công Sơn.

Thế rồi cuộc sống cũng dành cho tôi và gia đình mình một cơ hội. Đó là một ngày cuối năm 2000. Cả nhà tôi cùng đi ăn tối ở một nhà hàng bên bờ sông Hương. Con gái tôi lúc đó đang học lớp 9.

Trong lúc chờ gọi đồ ăn, cháu chạy quanh chơi cùng em trai. Lúc sau cháu về, trên tay cầm tờ giấy và ríu rít khoe được một bác cho tiền. Cháu kể rằng bác ấy gọi con đến nói chuyện và khen cháu ham học tập như vậy là rất tốt.

Rồi bác ấy hỏi: "Nếu cháu có một khoản tiền thì cháu sẽ mua gì?". "Dạ cháu sẽ mua một quyển từ điển tiếng Anh". "Vì sao không mua thứ khác?". "Cháu muốn học tiếng Anh, nhưng chưa có từ điển ạ". Bác ấy nói tốt, tốt và đưa cho con 200.000 đồng, bảo về mua từ điển để học.

Tôi rất bối rối, vì đó là khoản tiền khá lớn so với thu nhập của một công chức (mức lương cơ sở tại thời điểm đó chỉ 144.000 đồng). Nhưng càng tá hỏa hơn khi đọc tờ giấy, phía dưới có chữ ký quen thuộc của Trịnh Công Sơn.

Bên cạnh có thêm hai chữ ký nữa (tôi nhớ là của nhà văn Bửu Ý và hoạ sĩ Hoàng Đăng Nhuận), ghi là "Những người làm chứng". Nội dung tờ giấy đại ý: Nếu cháu L.Đ.K.T. vào học đại học tại Sài Gòn, tôi Trịnh Công Sơn cam kết sẽ đài thọ toàn bộ chi phí đi lại, ăn, ở, học tập để cháu học thành tài.

Tôi vội vàng chạy đi tìm để nói lời cảm ơn, nhưng họ đã về rồi. Hôm sau, được biết Trịnh Công Sơn trở vào TP.HCM từ rất sớm, tôi tự nhủ nhất định sẽ một lần tìm gặp để tạ ơn anh.

Nhưng vì công việc, chưa kịp thực hiện thì ngày 1-4-2001, anh đã mãi mãi ra đi. Tôi vô cùng đau xót. Vậy là vĩnh viễn không nói được lời cảm ơn. Vĩnh viễn không được gặp mặt thần tượng.

Nhạc sĩ không còn, nhưng lời cam kết hi hữu đó đã tiếp thêm sức mạnh cho các con tôi. Nó tạo ra một hiệu ứng kỳ diệu của tình cảm.

Về sau, các cháu đều giành được học bổng du học nước ngoài, học lên cao và đã lập nghiệp thành công. Gia đình tôi mãi nhớ ơn anh - người nhạc sĩ tài ba, đức độ, một tấm lòng độ lượng với trẻ em, với con người.

Hôm nay kể lại chuyện này, tôi coi đây là một nén hương lòng của cả nhà kính dâng lên sinh nhật thứ 80 và ngày giỗ lần thứ 18 của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Cầu mong tâm nguyện đó của anh sẽ mãi mãi ở lại với những người đang sống.

TTO - Đêm nhạc Gọi tên bốn mùa diễn ra tại sân vận động Hoa Lư, TP.HCM vào tối 30-3 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 (28-2-1939 - 28-2-2019) và 18 năm ngày mất (1-4-2001 - 1-4-2019) của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

LÊ KHÁNH TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Cuốn sách của tác giả Vũ Thế Long vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar