09/02/2011 11:26 GMT+7

Triển lãm ảnh chiến tranh Việt Nam tại Paris

NGUYÊN PHẠM (Theo AP, LA Times)
NGUYÊN PHẠM (Theo AP, LA Times)

TTO - Triển lãm mang tên Henri Huet: Vietnam trưng bày 70 tấm hình đen trắng được nhiếp ảnh gia hãng AP Henri Huet chụp trong thời kì chiến tranh Việt Nam đang được trưng bày tại bảo tàng Maison Europeenne de la Photographie (Paris, Pháp).

Phóng to
Những tấm hình của Henri Huet là lời khai lịch sử chân thân nhất (Ảnh được chụp tại phía Bắc đồng bằng sông Cửu Long tháng 7 năm 1968 - Ảnh: Linternaute
Phóng to
Hình ảnh một bà mẹ VN đầu quấn khăn tang bên bầy con nhỏ mang ánh nhìn thảng thốt, kinh hoàng được ghi lại qua kẽ chân của một người lính Mỹ (Ảnh chụp ở Bồng Sơn, tháng 10 năm 1966) - Ảnh: Linternaute

Các tác phẩm đã cho thấy tầm ảnh hưởng của Huet trong việc giúp công chúng hiểu về đất nước Việt Nam đồng thời đây cũng là dịp để thế hệ phóng viên ảnh ngày nay tham khảo về cách chọn góc độ, cách thể hiện cảm xúc và phong cách nhiếp ảnh của Huet.

Một lính cứu thương hé mắt nhìn qua dải băng bẩn thỉu bịt ngang đầu khi đang cố gắng dìu người bạn bị thương của mình; Chiếc trực thăng kéo lên thi thể của một lính Mỹ, in đậm bóng trên nền trời trắng…

Qua ống kính của mình, Huet đã lột tả hết sự đau đớn, mệt mỏi, thất vọng, tính gan góc và toàn bộ cung bậc cảm xúc con người. Đôi khi chỉ một tấm ảnh cũng “bắt” được bản chất của cuộc chiến.

Phóng to
Một lính cứu thương hé mắt nhìn qua dải băng bẩn thỉu bịt ngang đầu khi đang cố gắng dìu người bạn bị thương của mình. Ảnh chụp tại An Thi tháng 1 năm 1966. Nguồn Liternaute

Mang trong mình hai dòng máu Pháp và Việt Nam (cha Huet là một kĩ sư người Pháp và mẹ là người Việt Nam), sau khi lớn lên trên quê cha, Huet đã trở về quê mẹ với tư cách một nhiếp ảnh gia chiến trường phục vụ trong quân đội Pháp. Sau khi cuộc chiến Việt Nam - Pháp kết thúc, Huet tiếp tục ở lại Việt Nam như một nhiếp ảnh gia dân sự.

Những tấm ảnh ông ghi lại được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam không chỉ mang tính chất cập nhật thông tin về những sự kiện đang xảy ra mà còn giúp người Mỹ nhìn nhận đúng đắn cuộc chiến này.

Henri Huet qua đời năm 1971, ở độ tuổi 43.

Phóng to
Nick Ut (phải) tại cuộc họp báo giới thiệu về cuộc triển lãm của Henri Huet - Ảnh: AP

Triển lãm Henri Huet: Vietnam được mở nhân kỉ niệm 40 năm ngày mất của Huet và bắt đầu mở cửa từ ngày 8-2 đến ngày 3-4.

NGUYÊN PHẠM (Theo AP, LA Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

UNESCO vừa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Di sản văn hóa thế giới là di sản đặc biệt của Phật hoàng Trần Nhân Tông góp cho nhân loại

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, hào hứng khoe món ăn mẹ anh nấu đãi mọi người với cái tên ngộ ngộ: bún súng hải sản.

Món bún súng hải sản lạ miệng của NSND Lệ Thủy

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar