28/04/2016 11:03 GMT+7

"Tri thức trẻ vì giáo dục" sẽ tôn vinh các sáng kiến, công trình

V. HÀ
V. HÀ

TTO - Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” do Trung ương Đoàn TNCS HCM, Bộ GD-ĐT, báo Tuổi Trẻ và Tập đoàn Thiên Long đồng tổ chức đã chính thức khởi động.

Ông Lê Quốc Phong, bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn (thứ hai từ trái) cùng các vị đại diện Bộ Giáo dục & đào tạo, Tập đoàn Văn phòng phẩm Thiên Long và báo Tuổi Trẻ trả lời câu hỏi của các phóng viên trong buổi họp báo - Ảnh: Nguyễn Khánh

Thông điệp của ban tổ chức chương trình tại cuộc họp báo sáng 28-4 là mong muốn góp phần vào mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục qua việc khơi dậy, khích lệ niềm đam mê sáng tạo của trí thức trẻ nói chung và cán bộ, giảng viên, giáo viên trẻ nói riêng. 

Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” sẽ triển khai trong giai đoạn 2016-2020 nhằm tổ chức các hoạt động tạo môi trường để thanh niên, trí thức trẻ thực hiện, đề xuất các công trình, sáng kiến hỗ trợ việc giảng dạy, học tập.

Trong đó, chương trình tuyên dương “Tri thức trẻ vì giáo dục” là một trong những giải pháp của chương trình này.

Theo đó, hằng năm từ tháng 4 đến tháng 9, chương trình sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký các công trình nghiên cứu, sáng kiến. Ban tổ chức sẽ triển khai việc bình chọn công khai trên mạng Internet từ ngày 5 đến 20-10 hằng năm.

Trước ngày 5-11 sẽ công bố các chương trình, sáng kiến vào chung kết. Việc tổng kết trao giải sẽ được tổ chức vào dịp 20-11.

Ông Lê Quốc Phong, bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, chia sẻ về ý nghĩa của chương trình "Tri thức trẻ vì giáo dục" giai đoạn 2016-2020 - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Võ Văn Thành Nghĩa - tổng giám đốc Tập đoàn Văn phòng phẩm Thiên Long - trả lời tại buổi họp báo - Ảnh: Nguyễn Khánh

Chương trình “Tri thức trẻ vì giáo dục” khuyến khích mọi đối tượng thanh niên, trí thức trẻ là công dân Việt Nam dưới 35 tuổi. Dự kiến hằng năm ban tổ chức lựa chọn 12-15 công trình, sáng kiến vào vòng chung kết toàn quốc và trao giải thưởng trị giá 10 triệu đồng/chương trình, sáng kiến.

Trong vòng chung kết sẽ lựa chọn tối đa 5 công trình, sáng tạo tiêu biểu để trao giải thưởng với trị giá 100 triệu đồng/công trình, sáng kiến.

Ban tổ chức sẽ kết nối, huy động nguồn lực xã hội hóa để có thể nhân rộng các công trình, sáng kiến, ứng dụng vào thực tiễn dạy học nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung trong các nhà trường.

Sau năm đầu tiên thực hiện, dự kiến năm 2017 chương trình sẽ mở rộng hơn, khuyến khích các trí thức trẻ là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia với các công trình, sáng kiến nhằm đổi mới, phát triển giáo dục.

Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo, ông Lê Quốc Phong, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS HCM, chia sẻ: "Có rất nhiều vấn đề của giáo dục đang cần xã hội chung tay, góp sức. Nhưng trong phạm vi chương trình, chúng tôi muốn tập trung vào người thầy, khuyến khích sự đầu tư của người thầy cho hoạt động mang tính căn bản và cốt lõi nhất là hoạt động dạy học. Bởi yếu tố người thầy với việc đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học, giáo dục học sinh là điểm quan trọng nhất để tạo chuyển biến tích cực cho chất lượng giáo dục hiện nay".

Ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng, bày tỏ sự ủng hộ của Bộ GD-ĐT với chương trình có ý nghĩa trong giai đoạn ngành GD-ĐT đang nỗ lực chuyển động theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.

Ông Bùi Văn Linh, phó vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên - Bộ GD&ĐT  - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Dương Đức Đà Trang (trái), trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội, đại diện báo Tuổi Trẻ, trả lời các câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo - Ảnh: Nguyễn Khánh

V. HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar