18/12/2020 06:03 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trị COVID-19 còn có ứng viên khác: kháng thể đơn dòng

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - GS miễn dịch học Jean-François Delfraissy tiết lộ một loại thuốc điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng sẽ được cấp phép lưu hành vào tháng 2-2021.

Trị COVID-19 còn có ứng viên khác: kháng thể đơn dòng - Ảnh 1.

Bệnh viện ở bang Colorado dùng thuốc Bamlanivimab điều trị bệnh nhân mới nhiễm COVID-19 - Ảnh: UCHEALTH

Chạy đua phát triển vắc xin không phải là hi vọng duy nhất ngăn chặn dịch COVID-19. Cùng với vắc xin, các hãng dược vẫn nỗ lực tìm kiếm thuốc điều trị.

Trả lời báo Le Parisien, GS miễn dịch học Jean-François Delfraissy - chủ tịch hội đồng khoa học COVID-19 (Bộ Y tế Pháp), cho biết hứa hẹn nhất là một loại thuốc mới có nguồn gốc kháng thể đơn dòng có thể được cấp phép lưu hành vào tháng 2-2021.

Kháng thể đơn dòng là gì?

Kháng thể là một protein được cơ thể sản xuất tự nhiên giúp chúng ta chống nhiễm trùng.

Kháng thể đơn dòng gồm các kháng thể giống hệt nhau do cùng một dòng tương bào sản xuất.

Công nghệ kháng thể đơn dòng gồm ba công đoạn: 1. Cô lập kháng thể của bệnh nhân COVID-19; 2. Các phòng thí nghiệm sản xuất nhân tạo kháng thể đó với số lượng lớn; 3. Tiêm kháng thể nhân bản cho bệnh nhân mới nhiễm.

Trị COVID-19 còn có ứng viên khác: kháng thể đơn dòng - Ảnh 2.

Thuốc bamlanivimab của Công ty dược Eli Lilly điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng - Ảnh: ELI LILLY

Kháng thể đơn dòng không tiêu diệt virus SARS-CoV-2 nhưng hạn chế virus nhân lên trong cơ thể bằng cách bám vào các protein gai trên bề mặt virus (protein S) rồi "kỳ đà cản mũi" không cho virus tiếp tục lây nhiễm nữa.

Khi tiêm kháng thể cho người mới nhiễm COVID-19, chúng kích hoạt khả năng miễn dịch ngay cả trước khi cơ thể có thời gian kích hoạt hệ miễn dịch.

Chỉ cần tiêm một mũi kháng thể vào mạch nhưng thời gian tiêm có thể kéo dài hơn 2 tiếng và chỉ được thực hiện trong bệnh viện.

Thật ra công nghệ này không mới. Kháng thể từng được sử dụng trong điều trị các bệnh viêm mãn tính như bệnh Crohn hoặc các bệnh ung thư.

Học viện Y khoa quốc gia Pháp ghi nhận các kháng thể đơn dòng hiện nay chiếm đa số các dòng dược phẩm mới.

Đối với COVID-19, nhiều hãng dược đã quan sát thấy kháng thể đơn dòng có khả năng ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gia tăng và đã thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân mới nhiễm.

Thuốc Bamlanivimab (LY-CoV555) điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng của Công ty dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) được tiêm tối đa ba ngày sau khi bệnh nhân có kết quả dương tính với COVID-19.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England Journal of Medicine cho thấy lượng virus SARS-CoV-2 có giảm và nguy cơ nhập viện đối với người cao tuổi và người mắc bệnh nền cũng giảm.

Trị COVID-19 còn có ứng viên khác: kháng thể đơn dòng - Ảnh 3.

Kháng thể bám vào các protein gai trên bề mặt virus SARS-CoV-2 - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Thuốc đã có sẵn chưa?

Đến nay, dữ liệu thử nghiệm còn hạn chế, kết quả điều trị thử nghiệm ban đầu chưa được xem là bằng chứng chính thức, vả lại kết quả chỉ được quan sát nơi bệnh nhân COVID-19 được điều trị rất sớm.

Ngoài ra, điều trị bằng kháng thể đơn dòng gặp khó khăn vì cách điều trị khá nhiêu khê. Phải điều trị ngay cho bệnh nhân mới nhiễm chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc trung bình và phải được thực hiện trong bệnh viện. Bệnh nhân phải ở lại vài tiếng để theo dõi. 

Do đó, phải sàng lọc số bệnh nhân có nguy cơ rồi tổ chức đưa họ đến bệnh viện vốn đã quá tải dù họ có khả năng lây nhiễm.

Chưa kể sản xuất kháng thể đơn dòng rất khó khăn và tốn kém.

Đài France Info cho biết hiện nay hai phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng của Công ty dược phẩm Regeneron và Công ty Eli Lilly ở Mỹ đã được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) phê duyệt vào tháng 11-2020.

Hai phương pháp này được phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để tiêm cho người mới nhiễm COVID-19 từ 12 tuổi trở lên, nặng tối thiểu 40 kg, không cần nhập viện và có nguy cơ phát triển các dạng nghiêm trọng.

Theo kênh truyền hình WWSB (Mỹ), chính phủ Mỹ đã đặt hàng mua hàng trăm ngàn liều thuốc kháng thể đơn dòng với dự tính sử dụng từ đầu tháng 12-2020 nhưng hiện thời chỉ có từ 5%-20% liều sẵn có được sử dụng mỗi tuần.

Các bệnh viện ở bang Colorado đang sử dụng thử nghiệm khoảng 3.000 liều Bamlanivimab (còn gọi là "Bam Bam"). Bamlanivimab cũng được Canada cấp phép lưu hành tạm thời vào cuối tháng 11-2020.

Bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 trên người tình nguyện: an toàn là trên hết

TTO - Công tác chuẩn bị được tiến hành chu đáo, có 2 phòng theo dõi 72 giờ sau tiêm, nhà ăn... để hôm nay 60 người tình nguyện tiêm vắc xin ngừa COVID-19 được đảm bảo an toàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Có 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu, nhiều bệnh nhân bị bỏng được cấp cứu kịp thời.

Sức khỏe 9 nạn nhân trong vụ cháy tại mỏ Sông Đốc ra sao?

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, số ca mắc và nhập viện do tay chân miệng đang gia tăng nhanh chóng, cảnh báo nguy cơ dịch.

Ca mắc tay chân miệng, sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng mạnh, nguy cơ dịch chồng dịch

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bước vào kỷ nguyên vươn mình, nhiều lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng các bệnh viện phải áp dụng những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để đạt được sự an toàn, hài lòng cho người bệnh.

Khó đạt chuẩn quốc tế khi người bệnh còn phải tự mua thiết bị, vật tư y tế

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Đó là ước mơ của em L.K.N. (7 tuổi) chia sẻ cùng tình nguyện viên chương trình 'Ước mơ của Thúy', diễn ra chiều 22-5 tại Bệnh viện Ung bướu cơ sở 2, TP Thủ Đức.

Bệnh nhi ung thư mừng sinh nhật trong bệnh viện, ước mơ khỏi bệnh thành bác sĩ

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Tỉnh Khánh Hòa vừa có kế hoạch thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh công, tư trên địa bàn tỉnh, để kết nối liên thông với nhau và với các bệnh viện tuyến trên.

Liên thông bệnh án điện tử ở Khánh Hòa để giảm thủ tục giấy tờ cho bệnh nhân

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’

Bộ Y tế đang dự thảo thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường tương tự một bệnh viện thu nhỏ.

Đề xuất trạm y tế xã có đầy đủ các khoa như ‘bệnh viện mini’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar