05/09/2017 19:25 GMT+7

Trẻ về nhà 'nổi loạn', lỗi tại mẹ cha?

M.ANH tổng hợp
M.ANH tổng hợp

TTO - "Một đứa trẻ không thể có hai tính cách, trẻ về nhà không ngoan trước hết cần xem lại cha mẹ trong nhà. Cha mẹ nói một đằng làm một nẻo, quá chiều con... nên con mới thế".

Trẻ về nhà nổi loạn, lỗi tại mẹ cha? - Ảnh 1.

Cha mẹ nên đối xử với con bình đẳng như người lớn thay vì áp đặt - Ảnh: The Conversation

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc xung quanh câu chuyện . Một bạn đọc tuổi teen cũng thừa nhận thái độ của cha mẹ rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con cái.

Do bố mẹ "vô kỷ luật"

"Mình nghĩ do bố mẹ không noi gương cho con, bắt con phải vào khuôn khổ nhưng bản thân bố mẹ lại rất vô kỷ luật. Ngoài ra còn do con ỷ lại vào sự yêu thương chiều chuộng của bố mẹ", bạn đọc Việt Hà ý kiến.

Trong khi đó bạn đọc V.B.B. nêu quan điểm: "Vấn đề là cha mẹ định nghĩ thế nào là "ương bướng"? Trẻ đã có nhận thức nên khi bị cha mẹ áp đặt suy nghĩ trong một thời gian dài sẽ trở nên bức xúc, bộc phát ra các hình thức phản kháng. 

Đa số các tình huống này đều là lỗi từ phía cha mẹ, nhưng bản thân họ không nhận thức được vì rào cản tâm lí, họ luôn nghĩ mình đúng, đẩy lỗi về phía trẻ con".

Bạn đọc B.D. cũng nhấn mạnh: "Giáo dục con người thông qua tập thể. Trẻ con hay bắt chước, làm theo, các bạn làm thế nào trẻ sẽ theo thế đó, em nào làm khác các bạn sẽ kỉ luật: mách cô, không chơi chung - điều đó đáng sợ hơn bất cứ hình phạt nào. 

Trong khi đó ở nhà lại thiếu kỉ luật: bà chiều, mẹ cưng... Lúc giận thì quát nạt, ít ai chơi chung với trẻ, đôi khi người lớn còn không gương mẫu. Vậy thì lỗi của ai?".

Không nói ai đúng ai sai, bạn đọc Xuân Thùy chỉ đơn giản kể câu chuyện mà mình chứng kiến: "Nhà tôi có hai con nhỏ, những đứa trẻ trong chung cư thường tìm tới nhà chơi chung. Trong đó có hai bé N., D.. Tôi thấy hai bé rất ngoan, biết nhường nhịn, chơi xong sẽ sắp xếp lại ngăn nắp.

Nhưng nghe mẹ hai bé kể thì mới biết ở nhà hai bé hoàn toàn ngược lại. Một bữa, tôi hỏi chúng tại sao vậy, chúng hỏi lại tôi: Ở nhà toàn bị la thì cô có thích không? Xong chúng còn càm ràm: Ba mẹ cứ muốn con làm cái này, làm cái kia, mà ba mẹ đâu có làm gì đâu".

"Xin cha mẹ bình đẳng"

Tự nhận mình "là một người trẻ, độ tuổi gần các bé", bạn đọc Như Quỳnh viết: "Các hành động ấy đa phần là do cha mẹ ạ, vì ở môi trường xã hội, các bé được thoải mái thể hiện bản thân hơn.

Khi về nhà thì cha mẹ hoặc nuông chiều hoặc gượng ép, hai hành động này trái ngược nhau nhưng sẽ cho ra cùng kết quả: trẻ ương bướng. 

Nếu cha mẹ có thể, xin hãy tạo môi trường gia đình thoải mái và bình đẳng như ở trường lớp, chúng con sẽ thoải mái hơn với cha mẹ và sẽ ngoan hơn. 

Xin hãy coi chúng con như những người lớn dù chúng con có 4 tuổi hay 7,8 thậm chí con và một số em 16-17 tuổi vẫn còn bị xem như con nít ở nhà, khi có ý kiến thì luôn là "Còn nhỏ biết gì mà nói, mà hiểu". 

Vâng, chính thái độ và những câu nói ấy đã khiến chúng con như vậy. Xin các bậc cha mẹ hãy thay đổi càng sớm càng tốt vì chúng con".

Vì sao trẻ ngoan ở trường và ương bướng khi về nhà? Gặp trường hợp này, cha mẹ nên làm gì? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN.

M.ANH tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar