01/09/2017 12:30 GMT+7

Khổ tâm khi con ngoan ở trường, về nhà ương bướng

LAM XUÂN
LAM XUÂN

TTO - "Ở trường con nghe lời cô răm rắp, còn là học sinh gương mẫu, nhưng về nhà như biến thành người khác: ương bướng, luôn làm ngược lại lời bố mẹ. Tôi không biết mình dạy con sai ở chỗ nào?".

Nhiều phụ huynh than trời khi con ở trường rất ngoan nhưng về nhà thì nổi loạn - Ảnh: Shutterstock

Tâm sự của chị Vũ Bích Trân (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cũng là nỗi niềm chung của không ít bậc cha mẹ hiện nay. Nhiều phụ huynh than trời không biết phải làm sao với con.

"Cứ tưởng con là hai người khác nhau"

"Đi học thì thôi, về tới nhà là nó ương bướng, sẵn sàng chống đối lại bất kỳ việc gì. Bố mẹ nói gì, ra quy định gì nó cũng “bất tuân”, cho là không hợp lý”, chị N.T.T.N. (Q. Gò Vấp), than thở khi nhắc tới cậu con trai tên T., 12 tuổi.

Điều đáng nói là ở trường, T. là một lớp trưởng mẫn cán, mẫu mực, lúc nào cũng được thầy chủ nhiệm khen và tuyên dương làm mẫu cho các bạn.

Họp phụ huynh, anh chị kín đáo thăm dò xem ở trường con thế nào thì được nghe mọi người khen con tự lập, nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp, chủ động giảng bài cho bạn vì con học toán rất giỏi...

“Nói mãi con không nghe, cũng tính nhờ thầy khuyên nhủ, vì thấy con rất nghe lời thầy. Nhưng rồi không vì sợ thầy đánh giá hoặc có cái nhìn không tốt về con", chị thú nhận.

"Nhiều lúc nổi điên lên không biết phải làm gì, mình cũng muốn hiểu con, muốn gần con nhưng bất lực. Cứ như vầy, vợ chồng mình sợ “lạc mất” con lúc nào không hay”, chị lo lắng.

Trẻ mẫu giáo cũng "nổi loạn"

Nhiều gia đình có con đi học mẫu giáo, tiểu học cũng than thở ở trường con nghe lời thầy cô răm rắp, nhưng về nhà "chả coi bố mẹ ra gì”.

Chị Bảo Hân (quận Phú Nhuận, TP.HCM) chia sẻ trường hợp cô con gái 4 tuổi của mình: "Từ nhỏ bé có bà ngoại chăm sóc, nuông chiều quen rồi. Tới tuổi đi học, bé không chịu đi, ép mãi bé mới quen trường lớp.

Đi đón con ở trường, thấy con chơi vui vẻ, biết xếp hàng, tự ăn uống, biết dọn dẹp đồ chơi sau giờ học... mừng lắm vì con mình thích nghi nhanh. Ai ngờ về tới nhà ngược lại, không chịu xúc cơm ăn, đồ chơi vất bừa khắp nhà.

Bố mẹ nói gì cũng không nghe, thậm chí làm ngược lại lời bố mẹ. Ngồi giải thích cho con, con lại bảo: không thích, không thích”, chị Hân rầu rĩ kể.

Anh Trần Văn Thuận (Bình Tân, TP.HCM) thì thắc mắc trường hợp hai bé 7 và 8 tuổi con nhà hàng xóm:

"Một trong hai bé học chung với con tôi và hay được cô giáo khen ngoan. Mà tôi cũng thấy các cháu ngoan thật. Sang chơi nhà tôi, các cháu lễ phép, ngăn nắp, không giành đồ chơi. Nhưng mẹ chúng nói ở nhà hoàn toàn ngược lại. Tôi cũng không hiểu tại sao".

Vì sao trẻ ngoan ở trường và ương bướng khi về nhà? Do bé sợ thầy cô ở trường hay do cách dạy con của cha mẹ? Gặp trường hợp này, cha mẹ nên làm gì? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN hoặc gửi email đến địa chỉ: [email protected]
LAM XUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Với nhiều sinh viên, mùa hè là thời điểm vàng để làm đẹp hồ sơ xin việc (CV), tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng.

Dành mùa hè rèn luyện kỹ năng

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar