05/03/2013 10:10 GMT+7

Trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu vi chất

LÊ THANH HÀ
LÊ THANH HÀ

TT - Hơn 50% trẻ em VN thiếu hụt các vitamin A, B1, C, D và sắt, trong khi đó tỉ lệ trẻ béo phì và dư cân tiếp tục gia tăng, đặc biệt ở đô thị. Cứ 3-4 trẻ có một trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Phóng to
Theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ sẽ giúp phụ huynh nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ tốt hơn - Ảnh: THUẬN THẮNG

Đó là tình trạng sức khỏe ở trẻ em VN (từ 5 tháng đến 11 tuổi) vừa được các bác sĩ của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết tại hội thảo khoa học và công bố kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em VN và khu vực Đông Nam Á tại Ninh Bình cuối tuần qua. Tình trạng này sẽ kéo theo hậu quả dài lâu nếu không sớm can thiệp.

Trẻ thành thị thiếu vitamin D nhiều hơn

"Có hai vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là trẻ dưới 5 tuổi bị thấp còi còn cao, nhất là ở vùng nông thôn, trong khi thừa cân/béo phì và các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang gia tăng nhanh tại một số thành phố lớn"

GS.TS Lê Thị Hợp

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nhẹ cân vùng thành thị là 10,8%, còn vùng nông thôn cao gần gấp đôi với 20,8%.

Ngược lại, xu hướng thừa cân, béo phì lại gia tăng đáng báo động: có đến 29% trẻ thừa cân/béo phì ở thành thị, còn nông thôn chỉ có 5,5% trẻ bị thừa cân/ béo phì. Tình trạng thiếu vitamin và vi chất dinh dưỡng ở trẻ em VN rất cao.

Cụ thể, nhóm trẻ gái ở thành thị có tỉ lệ thiếu vitamin D cao nhất (hơn 58%), tiếp đến là nhóm trẻ trai khu vực thành thị (gần 50%). Nhóm trẻ trai và trẻ gái ở khu vực nông thôn có tỉ lệ thiếu vitamin D thấp hơn, với tỉ lệ tương đương nhau là gần 47%.

Theo TS.BS Lê Nguyễn Bảo Khanh - điều phối viên dự án “Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em VN và khu vực Đông Nam Á”, trẻ em ở thành thị thiếu vitamin D nhiều hơn trẻ ở nông thôn là do ít được tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Lý do còn nhiều bà mẹ có quan niệm giữ trẻ trong phòng kín, không có ánh sáng trong 1-3 tháng đầu sau sinh.

Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra đến 23% trẻ em 5 tháng đến 6 tuổi bị thiếu máu, trong đó trẻ ở nông thôn thiếu máu cao hơn (25%) trẻ ở thành thị (20%). Đáng lưu ý, trẻ có độ tuổi nhỏ nhất (6-24 tháng) có nguy cơ thiếu máu cao nhất so với các nhóm khác (gần 30% ở thành thị và hơn 54% ở nông thôn)...

Ảnh hưởng thể chất và học tập

Tại hội thảo, GS.TS Lê Thị Hợp - viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) - nói tuy VN đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ em, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ vẫn cao. Đáng lưu ý, do nguồn lực hạn chế nên các chương trình can thiệp sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia chỉ mới tập trung vào nhóm trẻ dưới 5 tuổi.

PGS.TS Lê Danh Tuyên - viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia - phân tích số liệu của ba cuộc điều tra về dinh dưỡng trong hơn một thập kỷ qua và đặt vấn đề liệu có sự thay đổi về xu hướng suy dinh dưỡng hay không.

Cụ thể tổng điều tra dinh dưỡng năm 2000, tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 và kết quả khảo sát tình trạng dinh dưỡng của trẻ em VN và khu vực Đông Nam Á được công bố ngày 2-3-2013 cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ em VN (5 tháng-11 tuổi) đã và đang được cải thiện.

Trong đó suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm rõ rệt nhưng năm 2012 tỉ lệ chung vẫn còn 27%. Tuy nhiên sự gia tăng nhanh thừa cân béo phì ở vùng thành thị là vấn đề đáng báo động.

Theo GS Hợp, những rối loạn về dinh dưỡng và sức khỏe của lứa tuổi học đường VN được xác định gồm suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì... Những rối loạn này góp phần không nhỏ gây suy giảm khả năng nhận thức, năng lực và thành tích học tập của trẻ do dinh dưỡng có vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất, sức khỏe và khả năng học tập của trẻ.

Trong khi đó, TS Bảo Khanh khẳng định sự gia tăng nhanh thừa cân/béo phì ở trẻ em vùng thành thị là vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách cần được can thiệp sớm.

Nghiên cứu đã chỉ ra chìa khóa của sức mạnh quốc gia và sức khỏe của từng cá thể nằm trong việc thiết lập môi trường hỗ trợ lối sống lành mạnh, khuyến khích các hành vi hướng tới sức khỏe ngay trong giai đoạn tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Khảo sát trên 16.744 trẻ của bốn nước

TS.BS Bảo Khanh cho biết khảo sát do các chuyên gia Viện Dinh Dưỡng thiết kế và thực hiện dưới hình thức điều tra cắt ngang trong ba năm (2010-2012) trên 2.880 trẻ trước tuổi tiểu học và tiểu học ở sáu tỉnh, thành của ba miền Bắc, Trung, Nam. Trong đó, khu vực thành thị có ba thành phố lớn là Hà Nội, Huế và TP.HCM; khu vực nông thôn có các tỉnh Hà Nam, Quảng Bình và Bến Tre. Nhóm nghiên cứu phân tích các thông số về nhân trắc dinh dưỡng của trẻ, tình trạng kinh tế - xã hội, mô hình hoạt động thể lực, chế độ ăn uống của trẻ, thói quen ăn uống và tình trạng hóa sinh dinh dưỡng là: tình trạng thiếu máu, số lượng hồng cầu, dự trữ sắt, vitamin A, vitamin D, tình trạng nhiễm trùng cấp/mãn; mật độ xương; chức năng và sự phát triển nhận thức của trẻ.

Khảo sát được tiến hành trên 16.744 trẻ em từ 6 tháng đến 12 tuổi tại bốn quốc gia là VN, Thái Lan, Indonesia và Malaysia từ năm 2010-2012.

LÊ THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar