23/02/2022 08:10 GMT+7

Trẻ nhiễm COVID-19 tăng, Bộ Y tế ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới

XUÂN MAI
XUÂN MAI

TTO - Trước tình hình trẻ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng, đặc biệt trẻ dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng, Bộ Y tế đã ra hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ.

Trẻ nhiễm COVID-19 tăng, Bộ Y tế ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới - Ảnh 1.

Điều trị bệnh nhi nhiễm COVID-19 nguy kịch tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Ngày 22-2, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em, thay thế hướng dẫn trước đây vào ngày 8-11-2021.

Trẻ mắc COVID-19 có xu hướng tăng

Theo Bộ Y tế, trong thời gian gần đây, trẻ em mắc COVID-19 đang có xu hướng gia tăng. Phần lớn trẻ mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc nhẹ với triệu chứng viêm hô hấp trên hoặc tiêu hóa (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%).

Trẻ dưới 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ em mắc COVID-19 thường ở thể nhẹ vì thế tỉ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.

Đối với hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ mắc COVID-19, Bộ Y tế cho biết đây là hội chứng nặng, hiếm gặp và thường gặp ở giai đoạn muộn sau nhiễm COVID-19 từ 2-6 tuần, có thể gây tử vong nhưng cũng ghi nhận có xu hướng gia tăng.

Trẻ nhiễm COVID-19 tăng, Bộ Y tế ra hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới - Ảnh 2.

Một bệnh nhi 16 tuổi, béo phì (ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) từng nhiễm COVID-19 nguy kịch được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cứu sống ngoạn mục - Ảnh: XUÂN MAI

4 trường hợp xác định trẻ nhiễm COVID-19

- Là trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính COVID-19 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

- Là trẻ tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với COVID-19.

- Là trẻ có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc COVID-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính.

- Là trẻ có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp với COVID-19 (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1). Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

Trong hướng dẫn trước, ca bệnh xác định là tất cả các trường hợp có triệu chứng nghi ngờ và có xét nghiệm dương tính với COVID-19 bằng kỹ thuật RT-PCR.

5 mức độ phân loại lâm sàng:

1. Không có triệu chứng: Trẻ được xác định nhiễm COVID-19 nhưng không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Trẻ được cách ly, theo dõi, chăm sóc sức khỏe tại nhà.

2. Mức độ nhẹ:

Trẻ có triệu chứng không điển hình: sốt, đau họng, ho, chảy mũi, tiêu chảy, nôn, đau cơ, ngạt mũi, mất khứu/vị giác, không có triệu chứng viêm phổi. Nhịp thở bình thường theo tuổi. Không có biểu hiện thiếu oxy, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

Trẻ tỉnh táo, sinh hoạt bình thường, bú mẹ/ăn/uống bình thường, X-quang phổi bình thường.

Với trẻ có bệnh nền: béo phì, bệnh phổi mãn, suy thận mãn, gan mật, dùng corticoid kéo dài, suy giảm miễn dịch, tim bẩm sinh... cần theo dõi sát vì dễ diễn biến nặng.

3. Mức độ trung bình: Trẻ có triệu chứng viêm phổi nhưng không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng và rất nặng như thở nhanh: ≥ 60 lần/phút với trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút với trẻ 2-11 tháng; > 40 lần/phút với trẻ 1-5 tuổi. SpO2: 94 - 95% khi thở khí trời. 

Trẻ tỉnh táo, mệt, ăn/bủ/uống ít hơn, X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở (thường 2 đáy phổi). 

4. Mức độ nặng: Trẻ có một trong các triệu chứng gồm viêm phổi nặng, chưa có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng; thở nhanh theo tuổi kèm dấu hiệu co rút lồng ngực hoặc thở rên, phập phồng cánh mũi. 

Trẻ khó chịu, quấy khóc, bú/ăn/uống khó. SpO2: 90 đến < 94% khi thờ khi trời; X-quang phổi có tổn thương dạng mô kẽ, kính mở lan tỏa 250% phổi. 

5. Mức độ nguy kịch: Trẻ có một trong các dấu hiệu như hô hấp nặng SpO2 < 90% khi thở khí trời, cần đặt nội khí quản thông khí xâm nhập. 

Bên cạnh đó, phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ như: tím người, thở bất thường, rối loạn nhịp thở, khó đánh thức hoặc hôn mê, bỏ bú/ăn hoặc không uống được. 

Trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), huyết áp tụt, sốc, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, cơn bão cytokine.

    Bổ sung thuốc kháng virus Remdesivir trong điều trị

    Theo hướng dẫn này, thuốc kháng virus Remdesivir (hướng dẫn trước không có) được bổ sung trong phác đồ điều trị trẻ nhiễm COVID-19.

    Theo đó, Remdesivir được chỉ định điều trị cho người bệnh nội trú thể nhẹ có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ, hoặc người bệnh suy hô hấp phải thở oxy/thở CPAP/thở oxy dòng cao HFNC/thở máy không xâm nhập.

Tin COVID-19 chiều 22-2: Số nhiễm mới vọt lên 55.879 ca, Hà Nội 6.860 ca, TP.HCM 1.352 ca

TTO - Bản tin COVID-19 chiều 22-2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 mới đã tăng vọt trong 24 giờ qua với 55.879 ca mắc mới, trong đó Hà Nội 6.860 ca, nhiều tỉnh thành 1.000 - 2.000 ca, trong đó TP.HCM cũng tăng lại lên 1.352 ca.

XUÂN MAI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar