10/03/2025 16:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trẻ có thể tự gây thương tích khi stress, làm sao để giúp trẻ vượt qua?

Sau những kỳ thi, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng. Hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên có thể phòng ngừa được nhờ sự quan tâm của gia đình.

Trẻ có thể tự gây thương tích khi stress, làm sao để giúp trẻ vượt qua? - Ảnh 1.

Hình ảnh trẻ tự gây thương tích đến Viện Sức khỏe tâm thần để điều trị - Ảnh: BVCC

Tự gây thương tích để giải tỏa cảm xúc

Ngày 10-3, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về hành vi tự gây thương tích ở trẻ vị thành niên, phương thức ứng phó với stress.

Chia sẻ về một trường hợp điển hình của hành vi tự gây thương tích, bác sĩ Nguyễn Việt Hà, Viện Sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, cho hay nữ sinh nhập viện do buồn chán, tự rạch tay bằng dao lam, nghĩ đến việc tự sát.

Nữ sinh là T. (15 tuổi) lớn lên trong một gia đình đầy mâu thuẫn và bạo lực. T. chia sẻ những lần chứng kiến bố đánh mẹ đã trở thành ký ức không thể xóa nhòa trong tâm trí em.

Bố mẹ mải kiếm tiền, không quan tâm đến cảm xúc của con cái, còn T. cũng không thân thiết với chị gái mình.

Lớn lên, T. dần thu mình, trở nên ít nói, khó hòa nhập. Ở trường, em bị bạn bè trêu chọc, cô lập vì tính cách nhút nhát.

Sự cô đơn kéo dài khiến em tìm đến các diễn đàn trên mạng, nơi thảo luận về căng thẳng và tự gây thương tích.

Ban đầu em sợ hãi nhưng vẫn mua dao lam, để sẵn trong phòng. Khi bị mẹ mắng vì điểm kém, cảm giác thất bại và tức giận dâng trào khiến em lần đầu tiên rạch tay mình. Từ đó, hành vi này trở thành một cách giải tỏa cảm xúc.

Khoảng nửa năm gần đây, tâm trạng T. trở nên trầm trọng hơn. Trong những lần rạch tay, em nghĩ đến việc rạch sâu hơn để tìm đến cái chết như một sự giải thoát.

Một ngày, khi T. trốn trong nhà vệ sinh để rạch tay, bạn bè phát hiện và báo với thầy cô. Nhà trường liên hệ gia đình, đưa em đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.

Sau quá trình thăm khám, bác sĩ chẩn đoán T. mắc trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần, kèm theo hành vi tự gây thương tích và ý tưởng tự sát.

Tại bệnh viện, T. được điều trị tích cực bằng thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu kết hợp với các liệu pháp tâm lý.

Liệu pháp nhận thức hành vi giúp em thay đổi suy nghĩ tiêu cực, học cách kiểm soát cảm xúc thay vì tự làm đau bản thân.

Liệu pháp gia đình giúp bố mẹ hiểu rõ tình trạng của T., khuyến khích giao tiếp cởi mở và xây dựng sự gắn kết. Em cũng được hướng dẫn kỹ năng hòa nhập xã hội để giảm sự cô lập.

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang tự gây hại

Trong 6 tháng năm 2024, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 130 - 140 trường hợp bệnh nhân trẻ vị thành niên có hành vi trên.

Tuy nhiên không có một nguyên nhân đơn lẻ hay đơn giản nào khiến ai đó tự gây thương tích. Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Yến - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, những hành vi tự làm tổn thương bản thân như vậy có thể xuất phát từ áp lực học đường, từ các mối quan hệ với gia đình, bạn bè hoặc việc trẻ tự tạo áp lực cho bản thân buộc mình phải trở nên hoàn hảo.

Thêm vào đó, những hành vi tự gây thương tích được coi như một cách đối phó có hại nhằm điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực của con người.

Nếu một người đang cảm thấy tồi tệ, tức giận, khó chịu, lo lắng hoặc chán nản và không có cách nào tốt hơn để thể hiện những cảm xúc đó, thì họ có thể sẽ thực hiện những hành vi tự gây thương tích như một cách để có thể thể hiện được những cảm xúc.

Bác sĩ Yến cho hay các dấu hiệu nhận biết trẻ có hành vi tự gây hại như xuất hiện các vết cào, thâm tím, dấu cắn, chữ/biểu tượng trên da (không bao gồm xăm/xỏ khuyên).

Mặc áo dài tay, quần dài khi trời nóng hay thường nói vết thương do tai nạn/tình cờ.

"Ở lâu trong phòng tắm/phòng ngủ, cảm xúc hành vi không ổn định, bốc đồng, khó đoán. Bày tỏ rằng mình bất lực, vô vọng hoặc vô dụng, dần tách biệt với gia đình/bạn bè, học tập giảm sút; có vết máu trên quần áo hoặc những nơi lạ; đồ vật sắc nhọn trong nhà bị mất,….", bác sĩ Yến cho hay.

Cách giúp trẻ ứng phó với stress

Theo bác sĩ Yến, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn dễ tổn thương do đang có nhiều sự thay đổi về tâm lý, sinh lý và não bộ. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể chịu ảnh hưởng những cảm xúc từ thời thơ ấu.

Vì vậy, đây là lứa tuổi mà cha mẹ cần quan tâm nhiều nhất. Cha mẹ cần chú ý nhận diện sự thay đổi của trẻ về tâm lý, thay đổi vẻ bề ngoài, thay đổi các mối quan hệ,… thể hiện trẻ đang có vấn đề tâm lý. Lúc này cha mẹ có thể hỗ trợ, đồng hành, đến các chuyên gia hỗ trợ,…

Bác sĩ Nguyễn Thị Hường, Viện Sức khỏe tâm thần, cũng cho rằng việc làm sao để trẻ ứng phó được với stress là rất quan trọng.

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục như chạy bộ, yoga, ngồi thiền,… giúp trẻ biết cách kiểm soát cảm xúc của mình. Đặc biệt, cha mẹ cần giúp trẻ học cách giải quyết vấn đề, dạy trẻ học cách chấp nhận giới hạn của bản thân.

"Bên cạnh đó cần thiết lập thời khóa biểu hợp lý, ngủ nghỉ hợp lý, tránh sử dụng chất kích thích,… mở rộng mối quan hệ lành mạnh.

Cha mẹ cũng cần giúp trẻ chia sẻ cảm xúc cá nhân, không phán xét hoặc tạo áp lực cho trẻ. Cha mẹ phải tạo môi trường an toàn cho trẻ, để trẻ có thể chia sẻ cảm xúc của mình", bác sĩ Hường chia sẻ.

Bác sĩ ngán ngẩm vì người bệnh 'tự gây bệnh’

Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar