09/02/2018 13:36 GMT+7

Trẻ càng lớn càng lười đọc sách, vì sao?

LÊ THANH HẢI
LÊ THANH HẢI

TTO - Bạn có nhận ra cô/cậu nhóc nhà mình ngày càng ít đọc sách? Nếu không thì chúc mừng bạn, còn nếu có?

Trẻ càng lớn càng lười đọc sách, vì sao? - Ảnh 1.

Ảnh: Supermumpreneur

Dưới đây là phân tích của Daniel Willingham, giáo sư tâm lý tại Đại học Virginia và tác giả cuốn "Tại sao học sinh không thích đi học?""Khi nào bạn có thể tin tưởng các chuyên gia? Làm thế nào để phân biệt đúng sai trong giáo dục?" được tờ Washington Post giới thiệu.

Thanh thiếu niên dành bao nhiêu thời gian rảnh để đọc sách? Không nhiều. Theo Văn phòng Thống kê Lao động Mỹ, trung bình các em tuổi teen chỉ đọc 6 phút/ngày. Vì sao lại như vậy?

Thái độ đối với việc đọc là một yếu tố, nhưng không phải là yếu tố duy nhất. Thái độ đối với việc đọc đạt đỉnh vào những năm đầu cấp tiểu học. Với mỗi năm trôi qua, thái độ của học sinh đối với việc đọc lại giảm xuống.

Không khó để hiểu vì sao điều đó có thể xảy ra. Đối với hầu hết các em, học để biết đọc là điều mang lại sự tưởng thưởng. Đó là một dấu hiệu trở nên "trưởng thành" hơn, để đạt được một kĩ năng mà chỉ những anh chị và bạn bè lớn tuổi hơn mới có được. 

Trong những năm ban đầu ấy, việc đọc của các em chủ yếu là để hiểu và cảm nhận các câu chuyện ở mức cơ bản, thậm chí là theo cách riêng của các em.

Tuy nhiên, hãy xem việc đọc sách thay đổi như thế nào trong những năm giữa cấp tiểu học và sau đó.

• Kỳ vọng cao hơn dành cho việc hiểu: Những câu chuyện trở nên dài hơn và phức tạp hơn. Một trang từ quyển sách dành cho học sinh lớp 1 có thể là bức tranh với một hoặc hai câu văn bản. Khi vào lớp 3, học sinh được kỳ vọng đọc những cuốn sách nhiều chương như Charlotte’s Web.

• Ít sự chọn lựa hơn: Khi lớn hơn, trẻ đối mặt với nhiều bài viết phải đọc hơn, và thường ít được phép thay thế một quyển sách mà chúng không thích bằng một quyển khác.

• Nhiều thể loại hơn: Những học sinh đầu cấp tiểu học đọc phần lớn là các câu chuyện, một thể loại quen thuộc với nhiều em, thông qua sách, phim ảnh và truyền hình. Về sau, chúng "đụng phải" các tiểu sử, bản tin cũng như những thể loại khác với cách tổ chức và văn phong khác nhau. Sự mới mẻ của thể loại đó làm cho việc hiểu trở nên khó khăn hơn.

• Những mục đích khác nhau: Có lẽ điều quan trọng nhất là giáo viên yêu cầu học sinh gắn việc đọc với các mục đích mới. Trẻ nhỏ hơn đọc để hiểu và thích thú một câu chuyện. Trẻ lớn hơn có thể đọc để xác định những dữ kiện cụ thể trong quá trình nghiên cứu. Hoặc là chúng đọc để biết và ghi nhớ dữ liệu cho một câu đố.

Dần dần, thái độ dành cho việc đọc giảm xuống, điều đó xảy ra không chỉ đối với việc đọc ở trường, mà còn đối với việc đọc mà các em làm ở nhà.

Thế thì tại sao thái độ dành cho việc đọc để giải trí lại giảm?

Một khả năng là học sinh không phân biệt được giữa những loại đọc khác nhau. Chúng cảm thấy việc đọc mà chúng được yêu cầu để phục vụ cho việc học là "công việc", chứ không phải là một hoạt động giải trí. 

Và cảm giác đó làm thay đổi thái độ của chúng dành cho việc đọc để giải trí.

Nếu học sinh không phân biệt được giữa đọc để giải trí và đọc "bắt buộc", phải được hoàn tất (và thường có những "nhiệm vụ" khác đi kèm dành cho chúng), thế thì tại sao chúng ta không giúp các em phân biệt rõ ràng giữa hai điều này?

LÊ THANH HẢI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar