18/05/2025 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có tổng điểm 3 môn xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên. Trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm, điều này có thật sự cần thiết?

vi mạch bán dẫn - Ảnh 1.

Học sinh tại Hà Nội tham dự Ngày hội tuyển sinh khối các ngành khoa học công nghệ - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Đó là băn khoăn của học sinh gửi đến đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn, tại Ngày hội tuyển sinh khối các ngành khoa học công nghệ tại Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, do báo Tiền Phong tổ chức sáng 18-5.

Ông Nguyễn Anh Dũng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - cho biết bộ vừa ban hành chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học và thạc sĩ.

Theo ông, để xây dựng cơ sở chương trình, hội đồng tư vấn chuyên môn nhận thấy kiến thức nền tảng học sinh cần phải có để theo học tốt ngành vi mạch bán dẫn và STEM đặc biệt liên quan kiến thức về toán.

"Sau này các em sẽ sử dụng kiến thức về toán rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc liên quan đến lĩnh vực vi mạch bán dẫn", ông Dũng nói.

Ông cho biết thêm khi khảo sát kết quả học tập của các em học sinh THPT, cũng như đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiện hữu khi đã vào học các ngành kỹ thuật, công nghệ liên quan đến vi mạch bán dẫn cho thấy các em cần mức độ nền tảng toán học nhất định.

"Qua khảo sát đánh giá được ở mức khoảng 8 điểm toán thì các em có thể phát huy tốt trong quá trình học tập. Chính vì thế hội đồng tư vấn đề xuất chuẩn đầu vào môn toán từ 8 điểm trở lên", ông nói.

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn' - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Anh Dũng - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - trao đổi với học sinh về chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Theo ông, chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn chỉ áp dụng với các trường tham gia vào đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn theo quyết định 1017 của Thủ tướng Chính phủ. Với những trường không tham gia, không bắt buộc theo chuẩn trên, có thể tuyển đầu vào khác quy định này.

GS.TS Đinh Thị Mai Thanh - hiệu trưởng Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội - cho biết vi mạch bán dẫn có 3 công đoạn thiết kế, chế tạo và đóng gói. Trong công đoạn đầu tiên, toán sẽ là cơ sở.

Theo bà Thanh, hiện nhiều người học công nghệ thông tin cũng đã đăng ký vào ngành vi mạch bán dẫn để học thiết kế. "Bên cạnh toán, mấu chốt thứ hai của ngành vi mạch bán dẫn là vật lý. Học sinh cần trang bị tốt kiến thức vật lý để phát huy tốt trong ngành học", bà Thanh nói.

Tháng 9-2024, Chính phủ thông qua chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2030, các cơ sở đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ đại học trở lên.

Dự kiến có 18 cơ sở giáo dục đại học công lập được ưu tiên xem xét đầu tư phòng thí nghiệm bán dẫn cấp cơ sở phục vụ đào tạo nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn.

Danh sách cụ thể như sau:

vi mạch bán dẫn - Ảnh 3.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar