26/12/2016 17:55 GMT+7

Con không thèm đọc sách, chuyện có nhỏ không?

THÚY VÂN
THÚY VÂN

TTO - Chưa bao giờ sách thiếu nhi lại phong phú với nội dung hấp dẫn, hình thức bắt mắt như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn rất vất vả trong việc rèn thói quen đọc sách cho con, nhiều quyển được mua về mà người đọc chủ yếu là… phụ huynh!

Trẻ lười đọc vì…. sách nhiều chữ

Ngay từ khi mang thai bé Tin, chị B.Trang (Q.3, TP.HCM) đã sưu tầm rất nhiều bài thơ, quyển sách hay để kể cho em bé trong bụng. Chị quan niệm thai giáo đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

Sau khi bé Tin ra đời, chị vẫn thường hát ru hoặc kể chuyện, đọc thơ cho con nghe khi bé mới chỉ vài ngày tuổi. Những quyển truyện đủ màu sắc luôn làm cậu bé thích thú và đòi mẹ kể hàng đêm. Bé cũng thường lật những trang sách với vẻ mặt háo hức.

Chị B.Trang tin rằng bước vào lớp 1, biết chữ bé sẽ tự đọc được. Thế nhưng ngược lại, dù đọc chữ khá rành nhưng bé Tin vẫn rất lười đọc. Mỗi lần đi nhà sách cậu bé chỉ sà vào quầy hàng đồ chơi. Mẹ phải dụ dỗ mãi Tin mới chọn đại vài quyển sách.

Tuy nhiên, về đến nhà, quyển nào có nhiều hình, tranh thì may lắm Tin mới chịu lật vài trang. Quyển nào nhiều chữ quá thì nhờ mẹ đọc cho nghe!

Qua dò hỏi con, chị mới thấy rằng trên trường, các bạn của con đều thường đọc truyện tranh và chuyền tay nhau truyện tranh, lâu dần giống như thói quen, các bé đều ngán các loại sách có nhiều chữ, có câu văn dài. 

Hệ quả lâu dài chị B.Trân chưa dám nghĩ tới, nhưng trước mắt, chị cảm thấy bé hơi thiếu tính sáng tạo, khả năng miêu tả qua những bài làm văn còn hời hợt, đơn giản.

Do mới cấp 1 nên chị chưa ép con phải đọc sách. Nhưng chị vẫn lo khi con lên cấp 2 mà vẫn vậy thì có lẽ đã muộn.

Những “đối thủ” công nghệ

Không ít ông bố bà mẹ cũng gặp tình huống tương tự B.Trang. Chị N.Huế (Q.8) cho biết việc rèn thói quen đọc sách cho con gặp rào cản từ chính những vật dụng quen thuộc của mỗi nhà hiện nay. Đó là những chiếc smartphone, máy tính bảng, tivi….

Bé Bo nhà chị Huế chỉ mới 3 tuổi đã rành rẽ thiết bị công nghệ. Bé có thể xem phim, nghe nhạc, chơi game cả ngày trên chiếc điện thoại. Thậm chí nhiều lúc cả nhà chị còn xem đó như một phương pháp “giữ trẻ” hiệu quả.

Thế nên dần dần bé trở nên thụ động, ít giao tiếp và thậm chí “nghiện”. Những quyển sách dù có bắt mắt nhưng cũng trở nên nhàm chán hơn chiếc máy tính bảng. Chưa tính đến những tác động lâu dài về thị lực, não bộ, chị N.Huế lo ngại  việc tiếp thu một cách thụ động những kiến thức từ máy tính bảng, điện thoại, tivi khiến con mất dần khả năng tư duy, sáng tạo.

“Những bộ phim hoạt hình, game điện tử….như một “bữa ăn ngon” đầy ắp được dọn sẵn và bé cứ thế thưởng thức. Từ từ sẽ trở nên lười tưởng tượng, không muốn sáng tạo như khi đọc những dòng chữ trong sách…”, chị Huế lo lắng.

Con của bạn có chịu đọc sách không? Bạn có kinh nghiệm chia sẻ hay lo lắng tương tự chị Huế và chị Trang? Mời bạn chia sẻ ở ô BÌNH LUẬN dưới bài viết.  

THÚY VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Trong 6 giải nhất quốc gia cuộc thi vô địch tin học văn phòng, Nguyễn Thái Sơn là học sinh cấp 3 duy nhất.

Nam sinh cấp THPT duy nhất đoạt giải nhất tin học văn phòng thế giới cấp quốc gia

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Nhờ nỗ lực không ngừng và khả năng ngoại ngữ vượt trội, Hà Tiểu Linh, lớp 12/11 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School), đạt học bổng của 10 trường đại học tại Hoa Kỳ.

Hà Tiểu Linh và hành trình chinh phục 10 trường đại học Hoa Kỳ

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Trong hệ thống giáo dục quốc tế, chương trình 'Dự bị Đại học' (Foundation Studies) là lựa chọn quen thuộc để học sinh rút ngắn thời gian trước khi vào đại học.

Dự bị đại học: Bắt đầu hành trình đại học từ lớp 11

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Nhiều thí sinh chờ có điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 rồi xét tuyển vì năm nay không còn xét tuyển sớm, trong khi nhiều trường đại học yêu cầu thí sinh nộp hồ sơ sớm trực tuyến, trực tiếp để phục vụ công tác xét tuyển.

Tuyển sinh 2025: Những điểm thí sinh cần lưu ý, tránh mất cơ hội vào đại học

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Trường Đại học Văn Hiến (mã trường DVH) hỗ trợ đặc biệt dành cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng học bạ và tham gia thành viên myU.

Trường Đại học Văn Hiến tặng học bổng 50% học phí

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?

Sau khi sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM mới có 5 trường THPT chuyên.

Sau sáp nhập, TP.HCM có 5 trường THPT chuyên là những trường nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar