10/09/2023 05:35 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tranh panorama về trận Điện Biên Phủ lại giành giải đặc biệt

Bức tranh Panorama ‘Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ’ lại vừa được trao giải đặc biệt Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023.

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai (phải) trao giải đặc biệt cho đại diện nhóm tác giả - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai (phải) trao giải đặc biệt cho đại diện nhóm tác giả - Ảnh: T.ĐIỂU

Bức tranh nổi tiếng tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) trước khi giành giải đặc biệt ở giải thưởng do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, trao giải tối 9-9 tại Hà Nội, đã được vinh danh ở các giải thưởng khác.

Đó là giải xuất sắc tại Giải thưởng của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022, giải nhất Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022.

Bức tranh có diện tích bề mặt lên đến 3.250m², với hơn 4.500 nhân vật đặt trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc trong chiến tranh ác liệt, được tái hiện chân thực, sống động qua nét vẽ của gần 100 họa sĩ trong khoảng 2 năm rưỡi.

Tranh tái dựng khúc tráng ca về chiến thắng Điện Biên Phủ, từ khúc dạo đầu hùng tráng, tới cuộc đối đầu lịch sử và ngày chiến thắng.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải A cho các tác giả - Ảnh: T.ĐIỂU

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trao giải A cho các tác giả - Ảnh: T.ĐIỂU

Một tác giả nước ngoài được vinh danh

Ngoài giải đặc biệt này, ban tổ chức còn trao 11 giải A, 55 giải B, 89 giải C và 82 giải khuyến khích cho các tác phẩm, công trình, ấn phẩm, khen thưởng đối với 37 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá.

Một số giải A đáng chú ý như giải cho phim Bình minh đỏ của NSND Nguyễn Thanh Vân, Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam, ca khúc Người Mông nhớ Bác của tác giả Lê Minh Cừ (tỉnh Lai Châu), vở chèo Đất liền và biển cả của nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, Nguyễn Sỹ Sang chuyển thể chèo, NSND Trương Hải Thọ đạo diễn, tác phẩm Nước non vạn dặm (tập 1: Nợ nước non) của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ…

Một số giải B đáng chú ý như phim truyền hình Đấu trí (60 tập) của Trung tâm sản xuất phim truyền hình - Đài Truyền hình Việt Nam, Nguyễn Danh Dũng đạo diễn, tác phẩm Hồ Chí Minh - Những bài viết và những cuộc đấu tranh của giáo sư sử học Alain Ruscio…

Ông Alain Ruscio cũng là tác giả nước ngoài duy nhất được vinh danh tại giải thưởng này.

Một tác phẩm văn nghệ đoạt giải được trình diễn trong chương trình lễ trao giải - Ảnh: T.ĐIỂU

Một tác phẩm văn nghệ đoạt giải được trình diễn trong chương trình lễ trao giải - Ảnh: T.ĐIỂU

Khơi dậy niềm tin son sắt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta

Phát biểu tại lễ trao giải, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa biểu dương các cơ quan, đơn vị, địa phương đã tích cực tổ chức, phát động, hướng dẫn, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia giải thưởng.

Dù trong hoàn cảnh đất nước trải qua đại dịch COVID-19 với nhiều khó khăn, thách thức, các cơ quan, đơn vị, địa phương đã phát huy được vai trò chủ động, linh hoạt, có nhiều sáng kiến, cách làm hiệu quả triển khai các hoạt động của giải thưởng, khơi dậy tình cảm kính trọng, biết ơn, niềm tin son sắt đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong tầng lớp văn nghệ sĩ, nhà báo, đồng bào ta ở trong nước và nước ngoài.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan liên quan tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được này trong giai đoạn 2023-2025.

Từ đó góp phần thiết thực nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, lan tỏa, khơi dậy lòng yêu nước, sức mạnh, giá trị văn hóa, con người Việt Nam, quyết tâm đưa nước ta trở thành nước phát triển, phồn vinh, hạnh phúc theo định hướng xã hội chủ nghĩa, như tâm nguyện của Bác Hồ kính yêu, của Đảng, dân tộc ta và khát vọng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Trao giải cuộc thi Lắng nghe người dân hiến kế 2023

Sáng 29-8, báo Người Lao Động tổ chức lễ trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 4 năm 2023. Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức tham dự.

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025