16/10/2024 21:43 GMT+7

Tranh nữ tướng Nguyễn Thị Định chứa đựng giá trị lịch sử, giáo dục

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), gia đình của nữ tướng Nguyễn Thị Định trao tặng bức tranh vẽ chân dung bà cho Quận ủy quận 4, TP.HCM.

Tranh nữ tướng Nguyễn Thị Định chứa đựng giá trị lịch sử, giáo dục - Ảnh 1.

Gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định (ba người bên phải) trao tặng tranh chân dung nữ tướng cho Quận ủy quận 4 - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Bức tranh chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định này do họa sĩ Dương Phương Điệp - một người con của xứ dừa Bến Tre - dành nhiều tâm huyết để vẽ.

Nữ họa sĩ này vẽ nhiều bức tranh chân dung sống động, bắt được thần thái của nữ tướng Nguyễn Thị Định, được gia đình nữ tướng yêu thích.

Bức tranh chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định tặng cho Quận ủy quận 4 vẽ hình ảnh nữ tướng trong chiến khu mặc áo bà ba đen, quấn khăn rằn.

Đây là một hình ảnh gần gũi, giản dị ai cũng nhớ khi nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định.

Bức tranh chân dung này không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị mà còn lưu giữ ý nghĩa lịch sử và thông điệp giáo dục truyền thống.

Bà Trần Thị Thanh Thảo - trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy quận 4 (TP.HCM) - nói với Tuổi Trẻ Online: "Chúng tôi rất trân trọng tình cảm của gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định đã tặng bức tranh chân dung của bà cho Quận ủy.

Chúng tôi sẽ treo tranh ở phòng truyền thống của quận, có dịp sẽ mang đi triển lãm, để cho các em học sinh, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn quận hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp của bà".

Tranh về nữ tướng Nguyễn Thị Định chứa đựng giá trị lịch sử, giáo dục - Ảnh 1.

Ngôi nhà nơi nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ra và lớn lên ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - Ảnh: HỮU VINH

Bà Lê Thị Ái Thu - cháu của nữ tướng Nguyễn Thị Định - cho biết đây là lần đầu gia đình tặng chân dung về nữ tướng.

Bà Ái Thu giải thích thêm gia đình muốn trao tặng bức tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định để khơi gợi niềm tự hào dân tộc nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam, đồng thời đóng góp một phần nhỏ vào công tác giáo dục truyền thống cho giới trẻ.

"Trao tặng tranh là ý tưởng hay, sau này nếu có dịp gia đình sẽ tặng tranh chân dung của bà cho những nơi như đền thờ, di tích để họ lưu giữ" - bà Ái Thu bộc bạch cùng Tuổi Trẻ Online.

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15-3-1920 tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, mất ngày 26-8-1992. Bà và chồng là ông Nguyễn Văn Bích đều tham gia cách mạng từ sớm, trước Cách mạng Tháng Tám.

Tên tuổi bà gắn với phong trào Đồng khởi và sự ra đời Đội quân tóc dài. Năm 1974, bà trở thành nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi được phong hàm thiếu tướng.

Sau 1975, bà là ủy viên Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; đại biểu Quốc hội các khóa VI, VII, VIII, đồng thời giữ nhiều chức vụ như thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba.

Bà được đánh giá là có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đổi mới hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước.

Ngày 30-8-1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Hơn 12 tỉ đồng nâng cấp Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định

Một số hạng mục tại Khu lưu niệm Nữ tướng Nguyễn Thị Định, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre sẽ được nâng cấp, sửa chữa với tổng mức đầu tư hơn 12 tỉ đồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar