31/03/2023 12:56 GMT+7

Tranh 'Chân dung mẹ tôi' của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng

Kết thúc phiên đấu giá chóng vánh tại sàn Art Research Paris, bức tranh 'Chân dung mẹ tôi' của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã được 'gõ búa' với giá 200.000 euro (hơn 5 tỉ đồng).

Trước phiên đấu giá, tác phẩm được kỳ vọng sẽ phá vỡ kỷ lục đấu giá tranh Việt Nam với giá khởi điểm từ 200.000 - 300.000 euro, tương đương 5 - 7 tỉ đồng

Trước phiên đấu giá, tác phẩm được kỳ vọng sẽ phá vỡ kỷ lục đấu giá tranh Việt Nam với giá khởi điểm từ 200.000 - 300.000 euro, tương đương 5 - 7 tỉ đồng

Theo nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi, cháu ngoại của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn, phiên đấu giá diễn ra chóng vánh, khởi điểm với giá 150.000 euro. Theo bước giá mười ngàn, nhảy lên 200.000 euro chưa đến 30 giây.

Chỉ hơn một phút sau đó, trong sự ngỡ ngàng, phiên đấu giá kết thúc với tiếng búa gõ xuống, ấn định mức giá 200.000 euro cho bức tranh “Chân dung mẹ tôi”.

Bức tranh được bán trong phiên đấu giá "Arts D'asie, Tableaux Modernes" diễn ra tối 30-3 (sáng 31-3 giờ Việt Nam) theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Theo nhà đấu giá Art Research Paris, đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn. Bức tranh từng được dự đoán sẽ có giá kỷ lục, vượt bức tranh Chân dung cô Phượng của Mai Trung Thứ với 3,1 triệu USD.

Tranh Chân dung mẹ tôi của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng - Ảnh 2.

Nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi bên bức Thiếu nữ cầm quạt của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn

Nhận xét về phiên đấu giá bức tranh Chân dung mẹ tôi, nhà nghiên cứu Ngô Kim Khôi chia sẻ trên trang cá nhân: "Có một vài vấn đề cần nói: Trước khi đấu giá, kênh trực tuyến nhảy đi nhảy lại, rất nhiều người đấu online không vào được. Họ than phiền khi vào được thì đã đấu xong.

Một số thông báo rằng họ bị cọc cao và rất nhiều dân chuyên đấu không được vào do báo bị nợ bên này… Đấu giá một bức tranh là một cái “duyên” không nói trước được".

Ông cũng chúc mừng người đã đấu giá thành công bức tranh kinh điển với một giá "rất hời", và hy vọng một ngày nào đó người sưu tập có thể trưng bày cho công chúng được thưởng ngoạn tác phẩm của danh họa Nguyễn Nam Sơn.

Tranh Chân dung mẹ tôi của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng - Ảnh 3.

Bức tranh "Chân dung mẹ tôi" đã được Art Research Paris bán thành công với giá 200.000 euro - Ảnh: arp-auction

Tranh vẽ bà Nguyễn Thị Lân ngồi trang nghiêm trên ghế. Bà đội mũ khăn và khoác áo theo Phật giáo truyền thống, quanh cổ là chuỗi tràng hạt, ngực đeo kim khánh "Tiết hạnh khả phong" do vua Bảo Đại ban năm 1927, tay trên gối cầm quyển kinh.

Chân dung được khắc họa trang trọng, chừng mực. Nền tranh màu vàng đất, không có màu sắc rực rỡ mà trầm lắng, gợi cảm giác cổ kính với thời gian.

Góc phải bên trên có bốn chữ Hán "Gia từ cận tượng" (chân dung gần đây của mẹ tôi). Góc trái phía dưới ghi "Nam tử Nguyễn Văn Thọ bái họa" (con trai hiệu là Nam, tên Nguyễn Văn Thọ, lạy phục xuống vẽ). Dưới cùng có chữ ký "Nguyễn Nam Sơn, Hà Nội, 1930".

Tranh to khoảng 60 x 95cm, từng được trưng bày tại Triển lãm thuộc địa Paris 1931. Sau đó, được huy chương bạc tại Salon des Artistes français, Paris 1932. Năm 1933, ông Sambuc - chủ tịch Hội người Pháp tại Đông Dương - đã mua tranh "Chân dung mẹ tôi".

Tranh Chân dung mẹ tôi của Nguyễn Nam Sơn được đấu giá hơn 5 tỉ đồng - Ảnh 4.

Năm 2018, tác phẩm "Thiếu nữ cầm quạt" đã xác lập kỷ lục mới về giá tranh của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn với mức giá lên tới 440.000 euro (gần 12 tỉ đồng). Trước đó, bức tranh lụa "Thôn nữ Bắc kỳ" của Nguyễn Nam Sơn cũng cán mốc 205.000 euro (hơn 5,7 tỉ đồng).

Danh họa Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) là người đầu tiên ở Đông Dương vẽ tranh sơn dầu theo trường phái ấn tượng.

Ông cùng họa sĩ người Pháp Victor Tardieu đồng sáng lập Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, được xem là “anh cả của nền mỹ thuật Việt”, người thầy của những họa sĩ lớn của nền mỹ thuật Việt Nam.

Ông đã sáng tác hơn 400 tác phẩm, đa dạng thể loại từ sơn dầu, lụa, thuốc nước đến mực nho, chì son. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như "Chợ Gạo bên sông Hồng", "Cò trắng và cá vàng", "Chân dung nhà nho", "Về chợ", "Thiếu nữ nông thôn"...

Tranh của họa sĩ Lê Phổ đấu giá hơn 32 tỉ đồng

TTO - Trong phiên đấu Modern Evening Auction, tác phẩm Thé et Sympathie của danh họa Lê Phổ được bán với giá hơn 1,3 triệu USD (đã tính thuế phí), đánh dấu một bức tranh triệu đô mới của mỹ thuật Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar