02/04/2025 19:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trận động đất mở cửa ngoại giao cho chính quyền quân sự Myanmar

Trận động đất kinh hoàng ở Myanmar đã khiến đất nước rung chuyển, nhưng cũng bất ngờ trở thành cái cớ để chính quyền quân sự nước này kết nối ngoại giao với thế giới.

Myanmar - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing trong cuộc gặp tại Matxcơva, Nga ngày 4-3 - Ảnh: REUTERS

Thảm họa động đất "gắn kết" ngoại giao?

Theo Hãng tin Reuters, trận động đất hôm 28-3 - thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất ở Myanmar trong nhiều năm qua - đã củng cố vị thế của chính quyền quân sự Myanmar bằng cách trở thành phương tiện giúp nước này mở lại các kênh ngoại giao vốn đóng cửa trong 4 năm qua.

Sau chính biến tháng 2-2021 tại Myanmar, chính quyền quân sự nước này dường như đã bị cô lập trong suốt nhiều năm. 

Đồng minh chủ chốt như Trung Quốc cũng không hoàn toàn ủng hộ, bằng chứng là ông Min Aung Hlaing đã không được gặp ông Tập trong chuyến thăm lần đầu tiên đến Trung Quốc vào tháng 11-2024 sau cuộc đảo chính.

Tuy nhiên hiện tại, với hậu quả kinh hoàng sau trận động đất, hàng triệu USD viện trợ và hàng ngàn nhân viên cứu hộ từ các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và các nước Đông Nam Á đã đổ đến Myanmar.

Nhà phân tích Angshuman Choudhury cho rằng "chính quyền quân sự có thể lợi dụng cuộc khủng hoảng để củng cố vị thế của mình trên chiến trường".

Hiện người đứng đầu chính quyền quân sự - Thống tướng Min Aung Hlaing - đang bắt đầu chuẩn bị cho các chuyến thăm nước ngoài hiếm hoi, trong đó gần nhất có chuyến đi tới hội nghị thượng đỉnh khu vực của nhóm Sáng kiến vịnh Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa ngành (BIMSTEC) ở Thái Lan.

Hiện chưa có thông tin chính xác về việc Thống tướng Min Aung Hlaing có tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Bangkok (Thái Lan) tuần này hay không, nhưng thảm họa động đất đã góp phần giúp giảm mạnh sự cô lập của Myanmar với hầu hết các quốc gia khác.

Không những thế, theo thông tin từ Reuters, phía Myanmar còn đang chủ động liên lạc, sắp xếp các cuộc họp với các nhà lãnh đạo khác trên thế giới.

Trong tuần qua, ông Min Aung Hlaing đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Sau những cuộc trò chuyện, một loạt viện trợ quốc tế được gửi đến Myanmar.

Nhà phân tích Angshuman Choudhury nhận định: "Chính quyền quân sự biết rằng các cường quốc khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc và Nga đang tranh giành ảnh hưởng ở Myanmar, nên sẽ tận dụng cơ hội này để củng cố chỗ đứng của họ".

Các nước như "đi trên dây" khi hợp tác với Myanmar

Myanmar - Ảnh 2.

Người dân địa phương nhận hàng cứu trợ bên trong khuôn viên Bệnh viện Sagaing, Myanmar ngày 2-4 - Ảnh: REUTERS

Theo cựu thứ trưởng ngoại giao Thái Lan Sihasak Phuangketkeow, một số người tin rằng chính quyền quân sự Myanmar có thể tiếp tục nắm quyền với sự giúp đỡ của một số đồng minh trên thế giới.

"Trật tự thế giới đang thay đổi và có một cực mới giữa Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Nhiều người cho rằng Myanmar có thể phát triển mà không cần sự gia nhập nào", ông Sihasak nói với Reuters.

Nếu ông Min Aung Hlaing tham dự hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC tuần này, ông sẽ có thêm cơ hội để khẳng định vị thế ngoại giao, tăng cường hợp tác với Ấn Độ và Thái Lan.

Cựu thứ trưởng Sihasak Phuangketkeow tuy vậy nhận xét: "Chúng ta không nên để vuột mất cơ hội hợp tác với Myanmar".

Tuy nhiên, trái ngược với mong muốn hợp tác sâu rộng hơn với Myanmar, một số nhà phân tích lại cho rằng các nước như đang lâm vào tình thế "đi trên dây" khi tạo cơ hội cho chính quyền ông Min Aung Hlaing.

"Một cuộc nội chiến tàn khốc, đẫm máu và dữ dội vẫn đang diễn ra tại Myanmar. Thái Lan phải rất cẩn thận vì có đường biên giới dài với Myanmar và rất nhiều thứ hiện đang bị đe dọa", ông Thitinan Pongsudhirak, nhà khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, đưa ra cảnh báo.

Chính quyền quân sự Myanmar bác 'đề xuất ngừng bắn để cứu trợ động đất' từ phe nổi dậy

Khi cộng đồng quốc tế đang nỗ lực chung tay cứu trợ các nạn nhân của động đất và số người chết đã vượt 2.700, chính quyền quân sự Myanmar vẫn ám ảnh về chiến tranh với các lực lượng nổi dậy.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng chứng kiến việc trao văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có các lĩnh vực liên quan dầu khí, năng lượng hạt nhân, y sinh...

Việt Nam và Nga trao nhiều văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Vladimir Putin nhất trí tạo bước phát triển mới, thực chất và hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Nga Putin

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar