27/03/2018 09:55 GMT+7

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Mỹ, Úc?

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 (Tiangong-1) của Trung Quốc dự kiến rơi xuống mặt đất trong khoảng 1 tuần nữa, nhưng tới nay chưa thể chắc nó sẽ rơi như thế nào.

Trạm vũ trụ Trung Quốc sắp rơi xuống Mỹ, Úc? - Ảnh 1.

Hình ảnh mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc - Ảnh: AEROSPACE CORPORATION

Đài NBC (Mỹ) dẫn lời ông Andrew Abraham, chuyên gia kỹ thuật cấp cao thuộc tổ chức nghiên cứu không gian vũ trụ Aerospace Corporation tại El Segundo, California (Mỹ), cho biết Thiên Cung 1 sẽ rơi khỏi quỹ đạo vào một thời điểm nào đó nằm trong khoảng từ 29-3 đến 4-4.

Ông Abraham đã theo dõi hoạt động của trạm vũ trụ Thiên Cung 1 của Trung Quốc từ năm 2016 tới nay.

Ông nói: "Chúng tôi không thể chắc chắn về chuyện nó sẽ rơi khi nào và rơi ở đâu cho tới nhiều giờ đồng hồ trước khi trạm vũ trụ này quay trở lại khí quyển. Vẫn còn khá nhiều điều không chắc chắn".

Trạm vũ trụ Thiên Cung 1 được phóng không kèm theo người lên vũ trụ ngày 11-9-2011. Nó hoạt động ở quỹ đạo cách mặt đất 350 km, thấp hơn Trạm Không gian Quốc tế (ISS) khoảng 50 km.

Trạm vũ trụ này dài 10,4 mét, rộng 3,4 mét và thể tích bên trong là 15 mét khối, nặng 8,5 tấn.

Trung Quốc từng đưa hai đoàn thám hiểm vũ trụ lên Thiên Cung 1 trong thời gian nó đang hoạt động. Tuy nhiên trạm này đã không có các phi hành gia làm việc kể từ năm 2013.

Năm 2017, trong báo cáo cập nhật trình LHQ, Trung Quốc cho biết trạm vũ trụ Thiên Cung 1 đã ngừng hoạt động. Theo đó người ta hiểu rằng Trung Quốc không thể kiểm soát hay không thể liên lạc với trạm ngày, mặc dù giới quan chức Trung Quốc không xác nhận điều đó.

Dựa theo quỹ đạo của Thiên Cung 1, các nhà nghiên cứu nói trạm vũ trụ của Trung Quốc này sẽ rơi lại vào khí quyển ở vĩ tuyến từ 43 độ Bắc đến 43 độ Nam. Tuy nhiên cho tới giờ giới nghiên cứu vẫn chưa thể thu hẹp hơn nữa khu vực có khả năng rơi xuống của Thiên Cung 1 do tính chất thay đổi phức tạp của trọng lực.

Mặc dù nhiều thành phố lớn có thể rơi vào khu vực "nguy cơ" phải "hứng" Thiên Cung 1, trong đó có Los Angeles, Houston của Mỹ, các khu vực mũi cực nam của Úc, Tasmania và New Zealand… song giới nghiên cứu cho rằng các mảnh vỡ của Thiên Cung 1, nếu vẫn còn khi rơi xuống mặt đất, sẽ rơi xuống biển hoặc ở khu vực đất thưa dân cư.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar