22/12/2019 09:15 GMT+7

Trăm năm quốc ngữ vẫn còn tồn nghi

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Chỉ 100 năm tính từ kỳ thi chữ nho cuối cùng năm 1919 đến nay, chữ quốc ngữ mới được phổ cập chính thức một cách rộng rãi. Thế nhưng, những tranh cãi về chữ quốc ngữ chưa bao giờ ngớt.

Trăm năm quốc ngữ vẫn còn tồn nghi - Ảnh 1.

Nhà giáo Trần Chút: “Nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn chữ quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt chứ không phải bị ép buộc” - Ảnh: MAI THỤY

Hội thảo 100 năm chữ quốc ngữ diễn ra sáng 21-12 do Hội Ngôn ngữ học TP.HCM tổ chức đã quy tụ nhiều nhà nghiên cứu đầu ngành để thảo luận quá trình hình thành, phát triển của chữ quốc ngữ với 23 tham luận khoa học.

Còn ngàn trang tài liệu cần được giải mã

Mặc dù cuộc hội thảo vẫn đặt trọng tâm vào sự thay đổi của chữ quốc ngữ một thế kỷ qua, thế nhưng, để đi xa hơn trong việc tìm ra nguyên nhân của sự bén rễ của chữ quốc ngữ đối với Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã không ngần ngại xới lại khởi sự của loại chữ viết này cách đây 400 năm.

Câu chuyện ấy không mới, GS.TS Roland Jacques, người cũng có mặt trong buổi tọa đàm, đã không ít lần khẳng định công lao của linh mục Francisco de Pina trong lịch sử chữ quốc ngữ. Căn cứ của GS Roland dựa trên tập tài liệu chép tay do Honufer Burgin soạn dựa trên văn bản ban đầu (hiện chưa được tìm thấy) của linh mục Pina, người đã tới Hội An năm 1617 và là thầy của Alexandre de Rhodes.

Không chỉ vinh danh Francisco de Pina, GS.TS Roland Jacques cũng bộc bạch ông không còn đủ sức nghiên cứu nhưng vẫn còn ít nhất vài ngàn trang tài liệu về chữ quốc ngữ cần được giải mã ở thư viện Vatican và Paris. 

"Tôi hi vọng những người trẻ, với lòng nhiệt huyết của họ, có thể sớm nghiên cứu các tư liệu quý giá này và khép lại những phỏng đoán của chúng tôi" - GS Roland tâm sự.

Bên cạnh những nghiên cứu về lịch sử ra đời chữ quốc ngữ, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định giá trị của chúng trong các lĩnh vực giáo dục, báo chí và sáng tác văn học kể từ sau năm 1919. 

Từ chuyện học giả Phan Khôi tham gia biên dịch kinh thánh Tin Lành, TS Văn Phú Quang đã tinh ý phát hiện sự ảnh hưởng của những bài vịnh trong kinh đến sáng tác của ông, đặt nền tảng cho nền thơ mới Việt Nam.

Với công dụng tích cực của chữ quốc ngữ, chúng dần được truyền bá và tác động sâu rộng đến xã hội tuy buổi đầu chỉ là tự phát. Nhà giáo ưu tú Trần Chút - chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM - đưa ra góc nhìn thẳng thắn rằng chính nhân dân Việt Nam đã tự nguyện chọn chữ quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt, hoàn toàn không có sự ép buộc nào. 

Các phong trào Duy Tân hay Đông Kinh Nghĩa Thục, sự kiện triều Nguyễn quyết định bãi bỏ nền khoa cử phong kiến, quyết định của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau ngày thành lập đã đưa chữ quốc ngữ đến với mọi người.

Trăm năm quốc ngữ vẫn còn tồn nghi - Ảnh 2.

GS.TS Roland Jacques chia sẻ một số lá thư tay viết bằng chữ quốc ngữ được ông tìm thấy trong thư viện ở Vatican - Ảnh: MAI THỤY

Cần luật ngôn ngữ để văn hóa phát triển

Trăm năm đã qua của chữ quốc ngữ cũng mang theo những kỷ niệm của các nhà nghiên cứu.

Nhà giáo Trần Chút bồi hồi khi nhớ lại tên đường Alexandre de Rhodes ở TP.HCM đã từng bị gỡ bỏ, rồi hội thảo do ông tổ chức để kỷ niệm 400 năm ngày sinh của vị linh mục cũng bị buộc phải ngưng.

Nhà nghiên cứu Vu Gia lại nhớ đến những câu Sách quốc ngữ/ Chữ nước ta/ Con cái nhà/ Đều phải học... trong bài thơ Lên sáu của Tản Đà. Ông thầm phục nhà thơ Tản Đà, vốn là một nhà nho, bỗng chuyển rụp sang ủng hộ chữ quốc ngữ.

Mới chuyển sang dùng ngót 100 năm, thứ chữ viết này đã gặp nhiều thách thức, có những tranh luận về "cha đẻ" của bộ chữ, xét lại công lao của các nhà truyền giáo, cũng có ý kiến đòi phải thay đổi hoặc cải tiến. 

Thế nhưng, "đụng đến chữ viết là đụng đến văn hóa. Không nên xáo trộn. Chuẩn chính tả thì cần" - câu nói của GS.TS Đinh Văn Đức đã được nhiều nhà nghiên cứu trong hội thảo tán đồng.

Các ý kiến cho rằng hệ thống ngôn ngữ Anh, Pháp sở dĩ phát triển được là do tính ổn định của chúng, sáng tạo ra một chữ viết mới không những làm nền tảng văn hóa lung lay mà còn khiến việc hệ thống hóa ngôn ngữ rơi vào bế tắc. 

Thế nhưng, để chuẩn mực hóa chữ quốc ngữ phải cần có sự ra đời của luật ngôn ngữ. Theo nhà giáo Trần Chút, luật phải xác định cụ thể những quy tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt, tên gọi của chúng và ghi rõ bảng chữ cái, các dấu thanh.

Chuyển tự từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ

Trong khuôn khổ hội thảo, hệ thống chuyển tự tự động từ chữ Nôm sang chữ quốc ngữ của PGS.TS Đinh Điền đã gây hứng thú, tò mò cho các nhà nghiên cứu ngôn ngữ. Ấp ủ dự án từ năm 1999, đến gần đây nhờ sự phát triển của ngành học máy (machine learning), ông mới có cơ hội hiện thực hóa công trình.

Trên trang web kimtudien.com.vn, người dùng có thể nhập văn bản chữ Nôm để tra tìm chữ quốc ngữ tương ứng. Tuy nhiên, hiện nay PGS.TS Đinh Điền đang gặp nhiều khó khăn trong việc đa dạng hóa, hệ thống hóa dữ liệu chữ Nôm để đưa vào.

Chữ quốc ngữ: Trăm năm nhớ các tiên hiền

TTO - Một tọa đàm về chữ quốc ngữ do Đại học Văn Lang tổ chức sáng 30-11 nhằm kỷ niệm 100 năm chữ quốc ngữ được các chuyên gia đóng góp ý kiến, gợi lại hình ảnh đáng kính của những bậc tiên hiền...

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar