01/04/2025 10:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Làm gì khi bị bạo lực học đường?

Ngày 31-3, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam tổ chức chương trình kỹ năng ứng phó bạo lực học đường.

bạo lực học đường - Ảnh 1.

Học sinh Trường tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1, TP.HCM) giơ tay đặt câu hỏi cho khách mời tại chương trình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Chương trình diễn ra tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM. Các khách mời bao gồm TS tâm lý Tô Nhi A, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM; ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên, chuyên viên tham vấn tâm lý Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM); chuyên viên tâm lý Đào Lê Tâm An, nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM; nhà báo Hoàng Hương, phóng viên Ban giáo dục, báo Tuổi Trẻ TP.HCM.

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên… Nếu tình huống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với bố mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Tiến sĩ tâm lý TÔ NHI A (giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM)

Lo lắng, bất an trong cộng đồng

Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã tổng hợp hàng loạt các vụ bạo lực học đường trong thời gian qua và vấn nạn này đang là một thách thức lớn với ngành giáo dục và xã hội. Phát biểu tại chương trình, nhà báo Hà Thạch Hãn - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ - nhấn mạnh: "Hành vi bạo lực không chỉ gây ra những tổn thương về thể chất và tinh thần cho các em học sinh, mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường giáo dục, gây ra sự lo lắng, bất an trong cộng đồng".

Chia sẻ và ra mắt sách 'Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường' dành cho học sinh tiểu học

Nhưng làm sao để học sinh có thể nhận biết được chính mình đang bị bạo lực học đường? Trả lời các chuyên gia tâm lý tại buổi giao lưu, nhiều học sinh đưa ra các nhận biết về việc bản thân bị bạo lực thông qua việc các em "bị đánh", "bị ngắt tay", "bị body shaming" (chê bai, nhạo báng ngoại hình)...

Tuy vậy, theo nghiên cứu sinh ngành tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM Đào Lê Tâm An - một trong năm tác giả của cuốn sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường", những hành vi trong nhà trường như hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, cô lập, xua đuổi... đều là những hành vi bạo lực học đường. 

Bên cạnh hành vi bạo lực thân thể còn có những hành vi bạo lực tinh thần, bạo lực xã hội và bạo lực trên môi trường mạng... Học sinh cần nhận diện được tất cả các loại bạo lực học đường này.

Trang bị kỹ năng cho học sinh

Khi học sinh bị bạo lực học đường, các em phải làm sao? Trước tình huống cấp bách với bản thân, TS Tô Nhi A - đồng chủ biên cuốn sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" - khuyên học sinh phải "ngay lập tức biết cách tự bảo vệ an toàn cho bản thân". 

Có nhiều cách để bảo vệ an toàn cho bản thân như chạy đi, tự vệ, hét to lên, tìm đường bỏ đi chỗ khác, báo với giáo viên... Nếu tình huống tiếp tục diễn ra sau đó, học sinh phải chia sẻ với những người tin cậy để xử lý, như chia sẻ với cha mẹ tìm những biện pháp giải quyết.

Làm sao biết bạn bè của mình đang bị bạo lực học đường? Trước câu hỏi này, học sinh đã trả lời ba dấu hiệu nhận diện. Đó là học sinh đó sẽ "không muốn đến trường", "thân thể đầy vết tích", "sợ hãi và cau có...". Các chuyên gia tâm lý đồng tình với cách nhận biết bạn bè bị bạo lực học đường của các em học sinh nói trên.

Theo các chuyên gia tâm lý, khi bạn bè có dấu hiệu bị bạo lực học đường, học sinh hãy báo với những người tin cậy, có trách nhiệm để giúp bạn bè các em có thể thoát khỏi tình cảnh bị bạo lực học đường. Các em học sinh luôn hình dung ba người tin cậy nhất có thể chia sẻ về những vấn đề mà các em hoặc bạn các em gặp phải trong bạo lực học đường. 

Những người tin cậy nhất đối với các em có thể là cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Các em muốn "cứu bạn" trong các tình huống bị bạo lực học đường, phải nói ra với những người có trách nhiệm để người lớn sẽ có hướng giải quyết.

Trong bất cứ trường hợp nào, ThS tâm lý Nguyễn Hải Uyên cũng khuyên học sinh cần có thái độ rõ ràng với những hành vi bạo lực học đường của bất kỳ ai đối với bản thân hoặc bạn bè các em. Sau đó các em cần chia sẻ với những người tin cậy. 

Bên cạnh những người tin cậy như cha mẹ, thầy cô thì có một tổng đài bảo vệ trẻ em (111) các em có thể gọi bất cứ lúc nào.

Ra mắt bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường"

Tại buổi giao lưu, bộ sách "Kỹ năng ứng phó bạo lực học đường" được báo Tuổi Trẻ và Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam biên soạn với hai cuốn dành cho học sinh tiểu học và học sinh phổ thông được ra mắt.

Sách được NXB Giáo Dục ấn hành và phát hành tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Phương Nam; các công ty cổ phần sách và thiết bị trường học các tỉnh, thành phố và các cửa hàng sách tại TP.HCM. Độc giả cũng có thể mua sách trực tuyến tại đây.

Bộ sách giúp học sinh hiểu về bạo lực học đường và đưa ra các tình huống để các em có kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường cũng như giúp các em sống với bạn bè chan hòa, ấm áp trong môi trường học đường ngày càng an toàn hơn.

Báo Tuổi Trẻ tổ chức chương trình kỹ năng ứng phó bạo lực học đường

Buổi giao lưu với các chuyên gia tâm lý, nhà báo về kỹ năng ứng phó bạo lực học đường sẽ diễn ra lúc 7h ngày 31-3 tại Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM.

bạo lực học đường - Ảnh 2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Ngày 10-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã nhận kết quả bước đầu tham gia chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học khu vực Đông Nam Á (SEA-PLM) chu kỳ 2024.

Học sinh tiểu học Việt Nam thuộc tốp đầu Đông Nam Á lĩnh vực toán, đọc hiểu và viết

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi

Không kể mưa nắng, Hiếu từng có 10 năm cõng Minh đến trường. Hôm nay, nam sinh lại cõng người bạn thân lên bục nhận bằng tốt nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Nam sinh '10 năm cõng bạn đến trường' nay cõng bạn lên nhận bằng giỏi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar