11/07/2025 15:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thầy trò cùng nói không với điện thoại trong ngôi trường ở đảo Phú Quý

Trong lúc nhiều nơi loay hoay với việc cấm học sinh dùng điện thoại, thì thầy và trò Trường THPT Ngô Quyền ở đảo xa Phú Quý đồng lòng từ nhiều năm qua.

Điện thoại - Ảnh 1.

Học sinh Trường THPT Ngô Quyền, đặc khu Phú Quý trong một lần tham gia văn nghệ ở trường - Ảnh: LÊ QUANG TRỌNG

Trường THPT Ngô Quyền ở đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng (trước là đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cũ).

Dùng điện thoại tại trường sẽ trừ KPI

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, thầy Lê Quang Trọng - phó hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền - cho biết tập thể giáo viên và đội ngũ ban giám hiệu đã ấp ủ việc học sinh nói không với điện thoại tại trường cách đây khoảng 5 năm.

Lúc ấy, ban giám hiệu thấy các em dành thời gian cho việc dùng điện thoại quá nhiều, phân tâm trong giờ học. Giờ giải lao các em không còn vận động, vui chơi như trước mà vẫn dán mắt vào điện thoại. Cứ như vậy, kết quả học tập của học sinh sẽ sa sút, có thể bị lún sâu vào các tiêu cực trên nền tảng mạng xã hội.

Kể từ năm học 2021 - 2022, nhà trường chưa cấm mà chỉ khuyến khích, hạn chế các em mang điện thoại đến trường. Hình thức này cũng đưa vào quy chế thi đua, nếu phát hiện em nào dùng điện thoại mà chưa được giáo viên cho phép thì trừ điểm. Tuy nhiên vẫn còn vài em lén lút dùng, kể cả trong giờ học.

Đến đầu năm học 2024, nhà trường quyết liệt hơn, áp dụng trừ điểm trong KPI rất cao nên các em học sinh dè chừng, không mang điện thoại đến trường nữa.

Để thay đổi được một thói quen, nhất là các em học sinh đang độ tuổi trưởng thành, việc làm như vậy gặp nhiều khó khăn và các ý kiến trái chiều.

"Trước khi ra quyết định trên, chúng tôi làm bước khảo sát thăm dò dư luận. Rất may là hầu hết phụ huynh tại đảo đồng tình việc này, ủng hộ cao. Mặc dù một vài em sốc khi hay tin này nhưng không cách nào khác, buộc phải tuân theo nội quy", thầy Nguyễn Hải Thọ - hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ.

Thầy trò đồng lòng sẽ giải quyết mọi trở ngại

Theo thầy Thọ, thêm một may mắn nữa là các em học sinh trên đảo biết tự lập từ sớm. Từ khi học cấp 1, cấp 2 là các em tự đến trường, không cần phụ huynh đưa đón.

Hơn nữa, tại đảo yên bình, ai cũng biết nhau nên không lo ngại việc học sinh đi lạc hay xảy ra chuyện bất trắc khác. Phụ huynh dễ quản lý con mình, không nhất thiết phải trang bị điện thoại.

"Nhưng mấu chốt vẫn ở chỗ con người thực hiện. Nếu cả giáo viên, phụ huynh, học sinh đồng lòng thì khó khăn nào cũng giải quyết được", thầy Thọ phân tích.

Điện thoại - Ảnh 2.

Học sinh Trường THPT Ngô Quyền, đặc khu Phú Quý, Lâm Đồng - Ảnh: LÊ QUANG TRỌNG

Một số tiết học cần có tương tác từ điện thoại, phải làm sao? Theo các thầy, để khắc phục một số tình huống đặc biệt, nhà trường đưa ra thêm nhiều giải pháp dự phòng.

Đó là một số tiết học có nội dung hướng dẫn sử dụng/tương tác qua điện thoại (mỗi năm học không quá 5 tiết) thì giáo viên bộ môn là người chịu trách nhiệm với ban giám hiệu.

Nếu có dùng điện thoại thì ghi rõ khung giờ và làm việc gì. Ngoài tiết học đó, nếu phát hiện học sinh sử dụng thì coi như vi phạm quy chế.

Ngoài ra mỗi lớp sẽ có hai học sinh trong ban truyền thông. Một trong hai bạn này được mang điện thoại đến trường và chỉ sử dụng khi giáo viên cho phép.

Lý giải tình huống này, thầy Lê Quang Trọng cho biết sẽ không làm gián đoạn khâu truyền thông của lớp và trường. Các em cũng có thể nghe được thông tin nhắn nhủ khẩn của giáo viên trong một số tình huống.

"Mọi việc làm như vậy đều được nhà trường phân tích kỹ với phụ huynh từ đầu năm học, thậm chí lâu lâu phải khảo sát ý kiến các em. Nếu các bạn có đề nghị, nhà trường sẽ bố trí mỗi phòng một tủ bảo vệ điện thoại. Tủ này đóng lại đầu giờ học và chỉ được mở khi kết thúc các hoạt động giáo dục trên trường", thầy Trọng chia sẻ.

Các thầy phấn khởi nói thêm thành công ở chỗ là sau khi khảo sát chính các bạn học sinh lớp 12, phần lớn đều đánh giá cao mức độ hiệu quả của giải pháp trên.

"Kết quả là đến cả các bạn học sinh cũng không ngờ sau thời gian cai điện thoại lại hay đến vậy. Chúng tôi làm bước khảo sát toàn khối 12, tất cả đều giơ tay đồng lòng nên tiếp tục quy chế này để chú tâm hơn vào việc học", thầy Thọ phấn khởi nói.

Cấm học sinh dùng điện thoại trong trường học trên cả nước, được không?

Từ đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM về việc cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học và cả giờ ra chơi, nhiều ý kiến mong muốn nhân rộng ra tại tất cả trường học trong cả nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar