10/02/2015 14:37 GMT+7

​Trả “lương” lớp trưởng là hỏng giáo dục

Tiến sĩ sử học NGUYỄN NHÃ
Tiến sĩ sử học NGUYỄN NHÃ

TTO - TTO gởi đến bạn đọc ý kiến của TS Nguyễn Nhã như một lời kết thúc diễn đàn Có nên trả "lương" cho lớp trưởng đã được bạn đọc sôi nổi bàn luận nhiều ngày qua.

Trong giáo dục cần có một thế hệ tương lai để tiếp nối sự nghiệp gìn giữ và xây dựng đất nước - Ảnh minh họa

Khi biết thông tin trường THPT Long Bình (Gò Công Tây, Tiền Giang) trả “lương” cho lớp trưởng, tôi thật sự ngỡ ngàng vì trong lịch sử chưa từng có tiền lệ như vậy. Trả lương cho lớp trưởng sẽ làm hỏng giáo dục!

Làm lớp trưởng để trưởng thành

Từng làm lớp trưởng, đặc biệt là lớp trưởng ở bậc đại học, hơn ai hết, tôi hiểu rõ những khó khăn, vất vả của một lớp trưởng.

Người lớp trưởng là người có uy tín được tập thể thống nhất chọn lựa để đại diện cho đơn vị lớp mình, thể hiện tiếng nói của các thành viên trong lớp. Do vậy, lớp trưởng cần phải rèn luyện nhiều về kĩ năng điều khiển, tổ chức và quản lý. Từ việc hoàn thành tốt những nhiệm vụ này mà người lớp trưởng được nhà trường, thầy cô và bạn bè quý mến.

Làm lớp trưởng giúp mỗi người có cơ hội trui rèn để trưởng thành hơn, trau dồi kĩ năng tốt hơn những học sinh bình thường khác. Và đó là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục: làm sao để mỗi học sinh được đào tạo, rèn luyện về mọi mặt.

Khi làm lớp trưởng, tâm lý mỗi người đều cảm thấy vinh dự, tự hào, hiểu rõ trách nhiệm của mình để cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ. Dù vất vả đến đâu cũng không từ bỏ, làm vì tập thể lớp, làm vì mọi người đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho mình. Đó là sự giáo dục tốt nhất: giáo dục từ ý thức trách nhiệm của mỗi người.

Trong môi trường học đường, lớp trưởng dù có bận rộn với công việc quản lý, giấy tờ, sổ sách như thế nào thì cũng ở một mức độ nhất định.

Tất nhiên, chuyện khen thưởng trong giáo dục là cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kì ai cũng được khen thưởng.

Hỗ trợ cũng vậy, phải là những học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, học sinh học tốt, có thành tích đặc biệt… mới hỗ trợ. Chứ không phải vì anh là lớp trưởng nên được hỗ trợ (hay nói cách khác là "trả lương").

Giáo dục không phải kinh doanh

Trả “lương” cho lớp trưởng thì không khác nào “hóa phép” để biến động lực làm lớp trưởng ban đầu từ hi sinh vì tập thể, vì cộng đồng, vì trui rèn thành vì…tiền. Cái lợi của giáo dục trong trường hợp này cũng biến mất theo.

Nghiêm trọng hơn, nhiều trường hợp học sinh khác sẽ ganh ghét, đố kị, tranh giành chức vụ này để có được mức “lương” hằng tháng, dù thực sự không có tài, không đủ uy tín. Làm lớp trưởng mà cũng phải trả “lương”? Môi trường giáo dục sẽ trở nên xấu đi. Tinh thần bất vụ lợi không còn nữa mà thay vào đó hành vi vị lợi.

Giáo dục không phải là kinh doanh. Giáo dục không vì lợi nhuận hay tiền của. Trong kinh doanh, lợi nhuận, thu nhập càng nhiều thì càng tốt. Công ty phải trả lương cho công nhân nhưng giáo dục “trả” cho người học những kĩ năng để trưởng thành.

Nếu việc trả “lương” cho lớp trưởng này được nhân rộng thì hệ lụy sẽ rất lớn. Học sinh làm lớp trưởng, hoạt động phong trào, văn thể mỹ không vì mục đích được giáo dục tốt, rèn luyện tốt mà làm việc gì cũng vì tiền. Hỏng cả một thế hệ!

Khi nhiều người đặt vấn đề danh dự lên trên tiền của, vật chất thì xã hội sẽ phát triển, có thêm nhiều người tận tình làm vì lợi ích của cộng đồng, tập thể. Nhưng nếu ai cũng làm vì tiền thì xã hội sẽ rối bời dẫn đến tình trạng thương mại hóa ngay chính trong môi trường giáo dục. Điều đó thật sự nguy hiểm.

Việc trả lương phải tùy theo đối tượng, môi trường. Nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của học sinh là học tập và rèn luyện chứ không vì trả lương. Xã hội cần phải có nề nếp, kỉ cương, có thưởng nếu làm tốt, có phạt nếu làm sai, làm chưa tốt. Làm lớp trưởng cũng không ngoại lệ.

Trong chiến đấu, cần có những người dám hi sinh vì tổ quốc. Trong xây dựng, cần những người cống hiến sức mình để đất nước phát triển. Trong giáo dục cần có một thế hệ tương lai để tiếp nối sự nghiệp gìn giữ và xây dựng đất nước.

Thế hệ tương lai được đào tạo theo hướng vị lợi sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phát triển của nước nhà. Giáo dục sẽ hỏng.

Tiến sĩ sử học NGUYỄN NHÃ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Những ngày này, trái tim của bất cứ ai từng là cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đang rộn ràng xao xuyến, họ đều háo hức đếm ngược đến ngày trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập ngôi trường thân yêu của mình.

Bách khoa Đà Nẵng - 50 năm vững bước

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT

Khi có nhiều phản hồi đề thi 'không ăn nhập' với việc dạy và học, cũng như khiến thí sinh thấy không công bằng… thì rất cần đánh giá lại.

Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar