26/10/2022 10:27 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM hợp tác với Nhật kiểm soát khí thải carbon

LƯU DUYÊN - BẠCH NAM
LƯU DUYÊN - BẠCH NAM

TTO - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang phối hợp với Cục Môi trường TP Osaka (Nhật Bản) triển khai giảm thiểu phát thải carbon ra môi trường.

TP.HCM hợp tác với Nhật kiểm soát khí thải carbon - Ảnh 1.

Một lượng khí thải carbon cao ở TP.HCM đến từ hoạt động giao thông - Ảnh: T.T.D.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ở TP.HCM đang có diễn biến xấu.

Việc chủ động học hỏi kinh nghiệm, kết hợp hài hòa giữa nguồn lực trong nước và quốc tế được cho là sẽ giúp TP có những chuyển biến trong cải thiện môi trường.

Giao thông là nguồn thải chính

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP, lượng khí thải carbon cao ở TP.HCM chủ yếu đến từ ba nguồn chính là hoạt động giao thông, hoạt động công nghiệp và xây dựng.

Trong đó, hoạt động giao thông ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng không khí tại TP. Quan trắc tại khu vực trung tâm, các ngã tư như An Sương, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh, Hàng Xanh, Gò Vấp..., nồng độ bụi lúc nào cũng vượt mức cho phép. 

Ngoài ra, tại khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp như khu vực quanh nhà máy thép Thủ Đức, xi măng Hà Tiên..., ô nhiễm không khí cũng đáng báo động

Để giảm lượng khí thải carbon, ông Trần Văn Bảy, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sở đang thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về hợp tác với TP Osaka (Nhật Bản) trong khuôn khổ bản ghi nhớ Chương trình phát triển TP phát thải carbon thấp giai đoạn 2021 - 2025.

Cụ thể, bà Vũ Thùy Linh, đại diện của Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết thời gian tới với sự hỗ trợ của TP Osaka, TP.HCM sẽ triển khai thực hiện các giải pháp giảm phát thải carbon như tiếp tục kiểm kê nguồn phát thải khí nhà kính, xây dựng kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, nghiên cứu và thực hiện giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính.

Các dự án đã được triển khai gồm: lái xe thông qua sử dụng hệ thống đo tốc độ điện tử; thúc đẩy xây dựng bệnh viện xanh; tiết kiệm năng lượng tại các khách sạn, trung tâm thương mại; tiết kiệm năng lượng trong các nhà máy với hệ thống đèn led; lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời tại các trung tâm thương mại và dự án lắp đặt máy biến áp vô định hình hiệu suất cao trên các mạng lưới phân phối điện...

Tiếp tục tăng cường hợp tác

Đại diện Cục Môi trường TP Osaka (Nhật Bản) cũng cho biết đến năm 2022 ở Việt Nam có 40 dự án nhằm thúc đẩy quá trình hướng đến phát triển đô thị carbon thấp. 

Các dự án phát thải carbon thấp đã được triển khai ở nhiều TP như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM... và đã giúp giảm hơn 223.000 tấn CO2 trong gần 9 năm hợp tác.

Các lĩnh vực mà đôi bên sẽ ưu tiên hợp tác trong khuôn khổ "Chương trình phát triển thành phố phát thải carbon thấp" với các lĩnh vực bao gồm: năng lượng, giao thông, công nghiệp và xử lý chất thải.

Đối với lĩnh vực năng lượng, phải chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, đảm bảo an ninh năng lượng. Trong giao thông vận tải, cần đẩy mạnh kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông, phát triển xe điện, ưu tiên phát triển phương tiện công cộng...

Trong công nghiệp, quản lý phát thải khí nhà kính đối với các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP. Chuyển đổi công nghệ sạch và công nghệ mới trong sản xuất công nghiệp nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Đảm bảo an ninh năng lượng, nâng cấp vật chất ngành điện...

Đối với xử lý chất thải đô thị, cần đầu tư các công nghệ tiên tiến, hiện đại để tiến tới việc đốt rác phát điện. Giảm thiểu chất thải rắn tại nguồn, hạn chế chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất.

Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP đã đặt mục tiêu đến năm 2030 phấn đấu giảm 10% phát thải khí nhà kính. Con số này sẽ tăng lên 30% nếu có sự hỗ trợ, hợp tác từ quốc tế.

Tập đoàn Pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cắt giảm hơn 23.000 tấn khí thải carbon

TTO - Tập đoàn Năng lượng dầu khí Total của Pháp sẽ đầu tư và vận hành 280.000 mét vuông tấm pin mặt trời cho Công ty KCN Việt Nam trong 20 năm tới, giúp góp phần cắt giảm khí thải carbon mỗi năm.

LƯU DUYÊN - BẠCH NAM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

7 học sinh ở Quảng Ninh đi tắm suối bị lũ cuốn trôi, cơ quan chức năng đã cứu sống 3 em, 1 em đã chết, còn 3 em vẫn mất tích.

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar