18/05/2022 08:36 GMT+7

TP.HCM: chấn chỉnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

THÁI AN
THÁI AN

TTO - Nhiều đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở TP.HCM chậm tiến độ và còn các khuyết điểm, như chưa phản ánh đúng thực trạng đầu tư, tồn đọng tài chính...

TP.HCM: chấn chỉnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - Ảnh 1.

Khu đất 156ha nông trường dừa (Tổng công ty Du lịch Sài Gòn) được UBND TP.HCM thu hồi - ẢNH: Q. ĐỊNH

Đó là nội dung vừa được Thanh tra Chính phủ kết luận về việc tái cơ cấu DNNN, việc thực hiện thí điểm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước tại TP.HCM, giai đoạn 2010-2016.

Tồn đọng tài chính, sử dụng đất

Đến thời điểm cuối năm 2016, TP.HCM có 62 DNNN 100% vốn nhà nước (gồm 15 tổng công ty, công ty mẹ; 15 công ty con; 30 công ty TNHH MTV; 2 quỹ địa phương).

Trong giai đoạn thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chọn kiểm tra đề án tái cơ cấu của 18 doanh nghiệp (gồm 14 tổng công ty và 4 công ty trực thuộc UBND TP), đã phát hiện tình trạng đề án chưa phản ánh đúng thực trạng đầu tư, tồn đọng tài chính; dự án đầu tư chậm tiến độ, dừng thực hiện; đầu tư ngoài ngành; quản lý sử dụng đất... Cụ thể:

Công ty Dịch vụ công ích quận 9 vay vốn với hệ số nợ phải trả vượt xa vốn chủ sở hữu đến 76 lần (theo quy định chỉ là 3 lần) dù không báo cáo và chưa được UBND TP chấp thuận. 

Hay Công ty TNHH MTV Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO) đầu tư nhiều dự án dù không đủ năng lực, dự án kéo dài nhiều năm như: dự án tại 23-25 Phùng Khắc Khoan, 40 Phùng Khắc Khoan, 39 Nguyễn Thị Minh Khai, 64 Phó Đức Chính. Còn Công ty TNHH MTV Thanh niên xung phong không có phương án tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành với các dự án bất động sản...

Tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri) nhiều dự án chậm tiến độ, tạm dừng thực hiện (dự án cụm công nghiệp Láng Le Bàu Cò, dự án trồng 4.000ha cây cao su ở Đắk Lắk, dự án nhà máy chế biến sữa Củ Chi...). 

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, Tổng công ty Văn hóa Sài Gòn, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn, Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn.

Thanh tra cũng chỉ ra việc thoái vốn tại các đề án tái cơ cấu của các doanh nghiệp cũng chậm tiến độ. Ngoài ra, kết quả kiểm tra hồ sơ cổ phần hóa của 14 doanh nghiệp cũng phát hiện các khuyết điểm ở giai đoạn trước, trong và sau khi cổ phần hóa về việc giao tài sản (nhà, đất) để cổ phần hóa; xác định giá trị doanh nghiệp; xác định tỉ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi cổ phần hóa; lựa chọn nhà đầu tư chiến lược...

Giữ nhà đất, khẩn trương cổ phần hóa

Thanh tra Chính phủ đánh giá giai đoạn 2010-2016 TP bám sát mục tiêu, giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp; chủ động triển khai kế hoạch sắp xếp; giao Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP giúp UBND TP trong việc tái cơ cấu. Sau đó sắp xếp phê duyệt đề án các DNNN hoạt động có lãi. Lợi nhuận trước thuế thời điểm cuối 2016 của 61/62 doanh nghiệp là 12.245 tỉ đồng.

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng vừa ban hành kế hoạch, giao Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TP chủ trì kiểm tra, đánh giá, tham mưu UBND TP tháo gỡ các vướng mắc, khẩn trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo kế hoạch, quyết định của Thủ tướng.

Đồng thời với hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ, về phần UBND TP.HCM cũng thanh tra, kiểm tra, rà soát tài sản, nhà đất sử dụng sai mục đích, không hiệu quả, không đúng chủ trương của UBND TP phê duyệt. Điển hình:

Thanh tra đối với Sagri phát hiện, xử lý sai phạm trong sử dụng 3,75ha đất công đầu tư dự án khu nhà ở Phước Long B (nay thuộc TP Thủ Đức). Cơ quan chức năng đã điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án từ kết quả thanh tra.

Hay việc Tổng công ty Liksin bán đấu giá khu đất 51-53 An Dương Vương (quận 5) với giá bán được duyệt chưa bảo đảm cũng được TP chuyển cho cơ quan điều tra...

Nhiều khu đất cũng được UBND TP xử lý, kịp thời thu hồi như: khu đất 76 Hai Bà Trưng (thuộc Tổng công ty Thương mại Sài Gòn); hay khu đất hơn 150ha nông trường dừa (Tổng công ty Du lịch Sài Gòn)…

Ngoài ra, giữa năm 2019, UBND TP cũng chỉ đạo thanh tra trách nhiệm của Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp trong việc tham mưu, đề xuất về công tác sắp xếp, đổi mới và cổ phần hóa DNNN trực thuộc UBND TP.

Công khai số hotline để doanh nghiệp ‘khiếu nại’ về giảm lãi suất, tái cơ cấu nợ

TTO - Ngân hàng Nhà nước vừa công khai số điện thoại đường dây nóng của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại 63 tỉnh thành nhằm tạo kênh cho doanh nghiệp phản ảnh vướng mắc về việc tái cơ cấu nợ, giãn, giảm lãi suất do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

THÁI AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bỏ qua một cảnh báo từ chuyên gia, chứng khoán tăng rất mạnh, sát 1.500 điểm

Trước khi thị trường mở cửa sáng nay, nhiều công ty chứng khoán đã cảnh báo phiên đáo hạn phái sinh có thể gây ra những nhịp rung lắc. Tuy nhiên, diễn biến thực tế lại tích cực với mức tăng hơn 18 điểm.

Bỏ qua một cảnh báo từ chuyên gia, chứng khoán tăng rất mạnh, sát 1.500 điểm

TP.HCM hợp tác triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái

Sau khi hợp nhất Bình Dương và TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, các khu công nghiệp được định hướng chuyển sang khu công nghiệp sinh thái, giảm phát thải ròng bằng 0.

TP.HCM hợp tác triển khai mô hình khu công nghiệp sinh thái

Hơn 5,2 tỉ USD kiều hối chuyển về TP.HCM trong nửa đầu năm 2025

Châu Phi có lượng kiều hối chuyển về TP.HCM tăng cao nhất, tuy nhiên châu Á mới là thị trường chiếm tỉ trọng lớn và áp đảo các thị trường còn lại.

Hơn 5,2 tỉ USD kiều hối chuyển về TP.HCM trong nửa đầu năm 2025

Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Giữa bối cảnh thị trường tiền tệ đầy biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ sự thay đổi tỉ giá. Tuy nhiên cơ hội cũng mở ra với nhiều chiến lược đa dạng hóa ngoại tệ, quản lý rủi ro của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Các bước đơn giản giúp phát hiện hàng giả, hàng nhái

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang len lỏi khắp thị trường, khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật - giả. Tuy nhiên, chỉ với vài thao tác đơn giản, người mua có thể tự kiểm tra xuất xứ sản phẩm.

Các bước đơn giản giúp phát hiện hàng giả, hàng nhái
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar