17/07/2025 11:17 GMT+7

Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá

Giữa bối cảnh thị trường tiền tệ đầy biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt với áp lực lớn từ sự thay đổi tỉ giá. Tuy nhiên cơ hội cũng mở ra với nhiều chiến lược đa dạng hóa ngoại tệ, quản lý rủi ro của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp 'chèo chống' với tỉ giá - Ảnh 1.

Biến động tỉ giá khiến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu về thủy sản, nông sản như cà phê... thuận lợi hơn do chênh lệch tỉ giá - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sáng 17-7, vào đầu phiên giao dịch, Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 25.168 đồng. Trong đó ghi nhận tỉ giá USD tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng, hiện ở mức: 23.960 - 26.376 đồng; đây là mức cao hơn phiên trước.

Biến động tỉ giá từ đầu năm đến nay khiến hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Lo ngại tỉ giá biến động nên doanh nghiệp có nhiều phương án để thích ứng, giảm rủi ro.

Cần 1 triệu USD nhập hàng, tỉ giá thay đổi phải chuẩn bị hơn 26 tỉ đồng thay vì 23 tỉ đồng

Ngày 17-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Tạ Văn Lập (doanh nghiệp gỗ ở tỉnh Đồng Nai) cho biết nhập khẩu gỗ óc chó từ Mỹ về Việt Nam để làm nội thất cao cấp phải chuẩn bị dòng tiền "nặng" hơn trước.

"Để có 1 triệu USD nhập hàng, chuẩn bị hơn 26 tỉ đồng thay vì hơn 23 tỉ đồng như thời gian trước. Tỉ giá biến động mạnh, doanh nghiệp tính toán lại mức thu chi, mức bán hàng sau khi hàng cập bến để không xáo trộn.

Đa số soanh nghiệp nhập khẩu phải đổi từ VND sang USD để thanh toán hàng hóa. Chênh lệch mua và bán khi tỉ giá biến động mạnh kéo theo chúng tôi mất một khoản lớn. 

Từ năm 2024 đến nay, tỉ giá biến động liên tục nên phải tính tích trữ USD để thanh toán đơn hàng, cũng phải linh hoạt và đa dạng tích trữ những dòng ngoại tệ khác để tính toán lại với đối tác mỗi khi có đơn hàng mới", ông Lập nói.

Trong khi đó, ông Phan Đình Quân, giám đốc Công ty TNHH EZ Shipping (đơn vị vận chuyển logistics, tại Hà Nội), cho biết dòng khách hàng "ruột" của công ty là chuyên nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị, chủ yếu thanh toán bằng USD.

Tuy nhiên doanh nghiệp không chỉ dùng USD, một số doanh nghiệp "phòng thủ" thêm các ngoại tệ khác để phân tán rủi ro trước biến động tỉ giá.

Ông Quân cho biết: "Một năm trở lại đây, căng thẳng chính trị trên thế giới nên chi phí logistics và vận chuyển quốc tế tăng và duy trì mức cao. Là đơn vị trung gian thanh toán cước phí đôi bên, doanh nghiệp phải mua USD nhiều hơn. Thậm chí các dòng ngoại tệ khác như đồng euro, bảng Anh, yen Nhật cũng thủ sẵn".

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản thuận lợi

Ở chiều ngược lại, khi tỉ giá tăng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được hưởng lợi hơn so với doanh nghiệp nhập khẩu. Lợi ích nhiều đến từ tỉ giá, theo một số doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thủy sản, lợi ích thấy rõ so với cùng kỳ năm trước.

Theo lãnh đạo của tập đoàn xuất khẩu cá tra lớn, cá tra Việt Nam là mặt hàng được ưu chuộng tại Mỹ. Khi biến động tỉ giá, cùng sản lượng đơn hàng nhưng doanh thu mang về "nhỉnh" lên khoảng 5%.

"Cá tra tiến vào thị trường Mỹ hay các thị trường khác giao dịch bằng USD vẫn rất thuận lợi. Trước mắt chưa có gì bất thường về vấn đề thuế quan nhập khẩu, nên biến động về tỉ giá nếu không muốn nói là lạc quan, nhưng chúng tôi đánh giá có phần hưởng lợi từ sự biến động này. 

Tuy nhiên lâu dài vẫn cần nhất là tỉ giá USD ổn định, nên doanh nghiệp xuất khẩu vẫn lên những phương án thích ứng khác", vị này cho hay.

Ngoài ra một số doanh nghiệp khác đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc và thiết bị, chủ yếu thanh toán bằng USD. 

Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhập khẩu tới 50-60% nguyên vật liệu thanh toán ngoại tệ nên khi tỉ giá tăng, lợi ích từ tỉ giá có nhưng không nhiều.

Doanh nghiệp cần tái cấu trúc mô hình tài chính, giảm nợ ngoại tệ, tăng năng lực quản trị dòng tiền

Theo ông Lê Trung Nam, chuyên gia kinh tế tại TP.HCM, nhìn nhận tỉ giá USD/VND tăng 10-12% từ đầu năm đến nay là mức biến động lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động rà soát lại toàn bộ chuỗi giá trị để đánh giá mức độ rủi ro.

Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu cần thương lượng lại điều khoản thanh toán, giãn dòng tiền hoặc tăng tỉ lệ nội địa hóa. Doanh nghiệp vay USD phải đánh giá lại dòng tiền trả nợ, tránh để rủi ro tỉ giá ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

"Về dài hạn, cần tái cấu trúc mô hình tài chính, giảm tỉ trọng nợ ngoại tệ, tăng năng lực quản trị dòng tiền. Đồng thời doanh nghiệp nên chủ động sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỉ giá như hợp đồng kỳ hạn (forward), dù hiện thị trường còn hạn chế.

Biến động tỉ giá là không thể tránh, nhưng doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó nếu xây dựng được hệ thống quản trị tài chính hiệu quả và linh hoạt. Đây là thời điểm để nhìn lại cấu trúc vốn, hiệu quả vận hành và năng lực dự báo vĩ mô, thay vì chỉ phản ứng bị động", ông Nam nhấn mạnh.

Tỉ giá leo thang và giá vàng tăng vọt liệu có kiềm chế đà tăng chứng khoán?

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua giai đoạn biến động nhanh, mạnh nhất trong lịch sử trước những tác động từ câu chuyện thuế quan.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Làm gì để công nghiệp TP.HCM không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn trở thành trụ cột bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế cả nước?

Làm gì để 'siêu đô thị' TP.HCM định hình trục công nghiệp mới?

Các bước đơn giản giúp phát hiện hàng giả, hàng nhái

Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang len lỏi khắp thị trường, khiến người tiêu dùng khó phân biệt thật - giả. Tuy nhiên, chỉ với vài thao tác đơn giản, người mua có thể tự kiểm tra xuất xứ sản phẩm.

Các bước đơn giản giúp phát hiện hàng giả, hàng nhái

Đề xuất bố trí vốn làm metro số 1 TP mới Bình Dương - Suối Tiên và metro số 2 Thủ Dầu Một - TP.HCM

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có công văn khẩn kiến nghị UBND TP.HCM về giao nhiệm vụ và bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai tuyến metro kết nối với khu vực Bình Dương cũ.

Đề xuất bố trí vốn làm metro số 1 TP mới Bình Dương - Suối Tiên và metro số 2 Thủ Dầu Một - TP.HCM

Đà Nẵng dự kiến Lễ hội quốc tế sâm Ngọc Linh chuyển sang năm 2026

UBND TP Đà Nẵng thống nhất chủ trương chuyển thời gian tổ chức Lễ hội quốc tế sâm Ngọc Linh và dược liệu năm 2025 (dự kiến chuyển sang năm 2026).

Đà Nẵng dự kiến Lễ hội quốc tế sâm Ngọc Linh chuyển sang năm 2026

Sẽ rà soát, sửa đổi Luật Đất đai, bổ sung quy định kiểm soát biến động giá đất

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Môi trường về phát triển kinh tế tư nhân là rà soát, sửa đổi Luật Đất đai, bổ sung quy định kiểm soát biến động giá đất.

Sẽ rà soát, sửa đổi Luật Đất đai, bổ sung quy định kiểm soát biến động giá đất

Doanh nghiệp công nghiệp 'nghe ngóng' cơ hội bung vốn

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động tính toán mở rộng sản xuất, liên kết đầu tư để đón đầu cơ hội, vẫn còn không ít "khoảng lặng" chờ đợi chính sách, hạ tầng và thủ tục được tháo gỡ đồng bộ sau khi TP.HCM sáp nhập tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp công nghiệp 'nghe ngóng' cơ hội bung vốn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar