16/02/2021 10:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM xét nghiệm 40.000 mẫu, kiểm soát chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Cùng với việc từ ngày 10-2 không ghi nhận thêm trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng, TP.HCM đã cơ bản kiểm soát được chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất và tình hình dịch bệnh tại thành phố.

TP.HCM xét nghiệm 40.000 mẫu, kiểm soát chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất - Ảnh 1.

Nhân viên y tế thức trắng đêm xét nghiệm, kiểm tra tờ khai từ các nhân viên sân bay - Ảnh: NHẬT THỊNH

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ ngày 30-1 đến nay, gần 40.000 mẫu xét nghiệm đã được thực hiện, với kết quả xét nghiệm phải có trong vòng 24 giờ để đáp ứng kịp với tốc độ truy vết, giám sát diện rộng.

Sân bay Tân Sơn Nhất tiếp tục triển khai các hoạt động kiểm soát thân nhiệt nhân viên sân bay, hành khách, siết chặt quy trình chống lây nhiễm tại sân bay, đảm bảo an toàn cho hoạt động phục vụ hành khách đi và đến TP.HCM.

Trước đó, ngày 5-2, hệ thống giám sát chủ động của TP đã phát hiện ca nhiễm chỉ điểm đầu tiên, bệnh nhân (BN) 1979 trong chuỗi lây nhiễm liên quan đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Từ trường hợp chỉ điểm này, các hoạt động giám sát được mở rộng để lần tìm các ca nhiễm chưa phát hiện, truy vết, khoanh vùng nhanh chóng các trường hợp tiếp xúc để cắt đứt chuỗi lây nhiễm này.

Qua hoạt động mở rộng xét nghiệm, rà soát các nhóm nguy cơ tại sân bay, TP đã phát hiện thêm 8 trường hợp nhiễm là nhân viên làm nhiệm vụ bốc xếp, giám sát hàng hóa tại sân bay. Truy vết khoanh vùng phát hiện thêm 26 trường hợp nhiễm có liên quan đến nhân viên sân bay. Chuỗi lây nhiễm này hiện nay đã dừng ở con số 35 trường hợp.

HCDC cho rằng chiến lược xét nghiệm thần tốc chính là chìa khóa của thành công. Xét nghiệm được thực hiện cho các nhóm đối tượng nguy cơ như F1, mở rộng cho nhóm F2, lấy mẫu rộng các hộ gia đình xung quanh các địa điểm liên quan đến bệnh nhân với hơn 30 địa điểm được phong tỏa.

Sau khi thực hiện xét nghiệm tầm soát diện rộng, đánh giá nguy cơ và dựa trên các bằng chứng điều tra, các địa điểm phong tỏa được gỡ bỏ một phần hoặc toàn phần, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Kiểm soát chuỗi lây nhiễm

Một nguyên tắc tối quan trọng để kiểm soát được ổ dịch hoặc chuỗi lây nhiễm là phải tìm ra được nguồn lây. Đối với chuỗi lây nhiễm lần này, bước đầu TP đã đánh giá có khả năng bắt nguồn từ nhóm nhân viên thuộc đội quản lý và đội bốc xếp hàng hóa, hành lý của Công ty phục vụ mặt đất (VIAGS) tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Do đó, TP đã triển khai khẩn xét nghiệm rà soát lần 2 cho toàn bộ nhân viên Công ty VIAGS, lấy mẫu toàn bộ hộ gia đình họ với hơn 5.400 mẫu xét nghiệm (hơn 1.600 nhân viên và hơn 3.800 người nhà).

Nhờ đó, TP đã tìm ra được thêm 3 nhân viên và 1 người nhà nằm trong chuỗi lây nhiễm 35 ca bệnh này. 

TP cũng đã thực hiện xét nghiệm cho 1.570 trường hợp F1, 1.376 trường F2, 9.864 mẫu tại các địa điểm liên quan đến bệnh nhân. 

Tất cả kết quả đã âm tính, là cơ sở cho TP gỡ bỏ phong tỏa các địa điểm không còn nguy cơ và tiến hành cách ly tập trung toàn bộ nhóm nguy cơ cao nhất. Đây là cơ sở để bước đầu khẳng định TP đã cơ bản kiểm soát được chuỗi lây nhiễm sau 6 ngày liên tiếp không phát hiện ca bệnh mới. 

Dù TP đã kiểm soát chuỗi lây nhiễm này, TP vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do dân số đông, mật độ cao, có sự giao lưu lớn, cần thêm các biện pháp giám sát rộng cộng đồng bằng xét nghiệm.

Hoạt động giám sát được triển khai tại các điểm có nguy cơ, như người dân tại các nơi có giao lưu nhiều như chợ đầu mối, chợ truyền thống, bến xe, khu nhà trọ, quanh khu công nghiệp...

Từ chiều 30 Tết đến hết mùng 3 Tết Tân Sửu, TP lại khẩn trương thực hiện chiến dịch xét nghiệm giám sát trên các nhóm đối tượng trên. Tổng số mẫu xét nghiệm đã được lấy là 9.480 (trong đó có 2.939 mẫu là của nhân viên y tế), tất cả cũng đã có kết quả âm tính.

Theo HCDC, người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo 5K, đặc biệt luôn mang khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà, đến nơi công cộng.

TP.HCM tiếp tục tổ chức khai báo, lấy mẫu xét nghiệm người đến từ vùng dịch. Cụ thể, TP đã tiếp nhận khai báo, lấy mẫu xét nghiệm người đến từ Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bình Dương, các địa điểm do Bộ Y tế công bố. Các trường hợp khai báo đã có kết quả âm tính, ngoại trừ BN1660.

TP đã triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch trong nước đến TP.HCM sau Tết Nguyên đán, bắt đầu triển khai giám sát, lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên tại sân bay từ ngày 14-2 đã lấy được 356 mẫu, đang chờ cập nhật kết quả xét nghiệm.

TP sẽ mở rộng lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên tại các bến xe, bến tàu, chuẩn bị cơ sở cách ly tập trung dành cho nhóm người có nguy cơ cao đến từ vùng dịch.

TP.HCM xét nghiệm 40.000 mẫu, kiểm soát chuỗi lây nhiễm ở Tân Sơn Nhất - Ảnh 3.
Đêm xét nghiệm COVID-19 'thần tốc' nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất

TTO - Khuya 7-2,Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng báo: Đây là lần sàng lọc thứ 2 với các nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất trước khi vào phục vụ hành khách vào sáng mai 8-2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar