12/03/2024 16:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM: Thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học

Chương trình giáo dục kỹ năng công dân số sẽ được thực hiện thí điểm tại 44 trường tiểu học ở TP.HCM.

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 sinh hoạt tập thể tại sân trường. Đây là 1 trong 44 trường được chọn thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số từ năm học 2023-2024 - Ảnh: nhà trường cung cấp

Học sinh Trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 sinh hoạt tập thể tại sân trường. Đây là 1 trong 44 trường được chọn thực hiện giáo dục kỹ năng công dân số từ năm học 2023-2024 - Ảnh: nhà trường cung cấp

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, sở sẽ triển khai thí điểm giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học từ học kỳ 2 năm học 2023-2024.

Cụ thể, mỗi quận, huyện sẽ có 2 trường tiểu học thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng công dân số. Đến năm học 2024-2025, chương trình này sẽ được triển khai tại 100% trường tiểu học trên địa bàn thành phố.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho biết nội dung giáo dục kỹ năng công dân số giúp hình thành và phát triển 5 thành phần năng lực tin học cho học sinh. Đó là:

Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông; Ứng xử phù hợp trong môi trường số; Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông; Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học; Hợp tác trong môi trường số thông qua các chủ đề nội dung.

Sở cũng yêu cầu các giáo viên khi giảng dạy, cần kết hợp và trực tiếp phát triển ba năng lực chung cho học sinh: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Ngoài ra, sở cũng hướng dẫn các nhà trường cần áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình giáo dục kỹ năng công dân số. 

Trong đó, khuyến khích giáo viên sử dụng phương pháp dạy học theo dự án để phát huy khả năng làm việc nhóm, khả năng tự học và tính chủ động của học sinh; Yêu cầu học sinh không chỉ đề xuất giải pháp cho vấn đề mà còn phải biết kiểm chứng hiệu quả của giải pháp thông qua sản phẩm số.

Với một số chủ đề liên quan trực tiếp đến lập luận, suy diễn logic, tư duy thuật toán và giải quyết vấn đề thì không nhất thiết phải sử dụng máy tính...

Tầm quan trọng của kỹ năng công dân số đối với lứa tuổi tiểu học

Được biết, trong tháng 3 này, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sẽ tập huấn cho giáo viên về giáo dục kỹ năng công dân số. Sau đó các nhà trường sẽ thực hiện thí điểm.

Theo ông Nguyễn Bảo Quốc - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, việc giáo dục kỹ năng công dân số cho học sinh tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi đây là độ tuổi mà các em đang bắt đầu khám phá và sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông.

"Việc giúp học sinh có được các kỹ năng cơ bản về sử dụng công nghệ thông tin - truyền thông một cách an toàn và đúng cách sẽ giúp các em tránh được các rủi ro, nguy hiểm trực tuyến.

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ giúp học sinh phát triển tư duy đa chiều và phát triển các kỹ năng sáng tạo cần thiết trong kỷ nguyên số", ông Quốc nói.-

Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM sẽ lấy ý kiến người dân về ứng dụng công dân số

Người dân có thể đóng góp ý kiến về ứng dụng công dân TP.HCM. Đó là một trong những nội dung của Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM sắp được tổ chức, hưởng ứng ngày chuyển đối số quốc gia 10-10.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn (SIU) thu hút sự quan tâm của thí sinh với môi trường học tập hiện đại, chuẩn quốc tế và định hướng đào tạo gắn với thực tiễn.

Trường đại học quốc tế giữa Thảo Điền có gì đặc biệt?

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Dù chỉ mới lớp 12 nhưng Từ Song Quốc - học sinh Royal School - đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ dịch cabin tại hội nghị y khoa quốc tế, một công việc với độ khó cao.

Học sinh Royal School tự tin dịch cabin của hội nghị quốc tế

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

Ngày 28-6, sinh viên khoa quan hệ quốc tế và truyền thông, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (HUFLIT) hoàn thành mô đun thực hành của học phần 'Phân tích và bình luận sự kiện quốc tế' tại báo Tuổi Trẻ.

Viết khác, nghĩ khác sau một tháng học tại báo Tuổi Trẻ

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Cách hỏi phức tạp, ngữ liệu lạ và yêu cầu vận dụng cao xuất hiện dày đặc, khiến học sinh không thể định hướng được nội dung đề thi, dù đã chủ động học bài bản theo sách giáo khoa.

Đề thi tốt nghiệp THPT: Nên đồng bộ giữa chương trình - dạy học - đánh giá

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh

'Dạy thì ngang mặt đất (không học thêm thì dưới mặt đất), còn đề thì trên mây', bạn đọc H.Thủy bình luận về đề thi môn tiếng Anh kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Bạn đọc tranh luận về độ khó đề thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar