06/09/2021 14:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

TP.HCM: Đến 15-9, người dân vùng đỏ, cam phải được xét nghiệm ít nhất 3 lần

THẢO LÊ
THẢO LÊ

TTO - Để phát hiện triệt để các ca nhiễm trong cộng đồng, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15-9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM yêu cầu các quận, huyện và TP Thủ Đức tiếp tục triển khai xét nghiệm liên tục.

TP.HCM: Đến 15-9, người dân vùng đỏ, cam phải được xét nghiệm ít nhất 3 lần - Ảnh 1.

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM vừa có văn bản về tăng cường công tác xét nghiệm trên địa bàn TP.HCM từ nay đến ngày 15-9.

Theo đó, để phát hiện triệt để các ca nhiễm trong cộng đồng, thu gọn vùng cam (nguy cơ cao) và vùng đỏ (nguy cơ rất cao), mở rộng và kiểm soát vùng an toàn, phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15-9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP giao UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức báo cáo bằng văn bản kết quả xét nghiệm trên địa bàn và đánh giá phân loại lại vùng nguy cơ theo tổ dân phố, tổ nhân dân trước 12h ngày 6-9.

Đồng thời, tiếp tục triển khai xét nghiệm liên tục. Từ nay đến ngày 15-9, tiến hành xét nghiệm vòng 3 theo hộ gia đình tại các vùng đỏ, vùng cam.

Ở những vùng này, thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh mẫu gộp (2-3 người/test/hộ gia đình) hoặc xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp theo hộ gia đình (toàn bộ thành viên trong 1 hộ gia đình/1 mẫu gộp), giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh; tần suất lặp lại 2-3 ngày/lần.

Tại các vùng vàng, xanh, cận xanh thì xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đại diện hộ gia đình, gộp 10 cho vùng xanh, cận xanh và gộp 5 cho vùng vàng. Trong đó, mẫu đại diện vòng 2 phải khác với mẫu đại diện ở vòng 1.

Nếu hộ có từ 5 người trở lên phải lấy 2 mẫu đại diện hộ gia đình. Giải gộp mẫu dương tính bằng test nhanh hoặc RT-PCR mẫu đơn; tần suất lặp lại 5-7 ngày/lần.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch yêu cầu đến ngày 15-9, người dân ở vùng đỏ, vùng cam được xét nghiệm ít nhất 3 lần và các vùng còn lại được xét nghiệm ít nhất 1 lần hoặc mỗi hộ gia đình được xét nghiệm ít nhất 2 lần.

Đồng thời, các địa phương cần chủ động tăng cường nguồn nhân lực lấy mẫu và khuyến khích người dân tự test nhanh.

Ban chỉ đạo cũng giao ngành y tế phân công nhân sự trực tiếp giám sát tại địa bàn từng quận, huyện, TP Thủ Đức; thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến, số liệu, tiến độ thực hiện để báo cáo Sở Y tế và Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 TP có chỉ đạo, điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời.

HỎI - ĐÁP về COVID-19: Tự xét nghiệm test nhanh ở nhà ra sao, cần lưu ý gì?

TTO - TP.HCM giãn cách theo nguyên tắc “ai ở đâu ở yên đó”, do đó việc khuyến khích mỗi người dân tự test nhanh nhận diện sớm nguồn lây là điều cần thiết. Việc xét nghiệm cũng rất thuận lợi khi thực hiện tại nhà, có kết quả nhanh, ít tốn kém...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Hạ đường huyết ở người cao tuổi nguy hiểm hơn so với người trẻ vì cơ thể suy giảm khả năng thích nghi.

Hạ đường huyết làm gia tăng nguy cơ đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar