12/03/2020 13:47 GMT+7

TP.HCM chấp thuận chủ trương sửa chữa dinh Thượng Thơ

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Lãnh đạo Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM vừa đề xuất UBND TP bổ sung kinh phí sữa chữa, nâng cấp trụ sở (vốn là dinh Thượng Thơ cũ) trong thời gian chờ di dời sang địa điểm khác.

TP.HCM chấp thuận chủ trương sửa chữa dinh Thượng Thơ - Ảnh 1.

Một góc dinh Thượng Thơ (số 59-61 Lý Tự Trọng, Q.1, TP.HCM) nay là trụ sở của Sở Thông tin - truyền thông và Sở Công thương, chiều 13-5 - Ảnh: HOÀI LINH

Ông Dương Anh Đức, giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM, cho biết tòa nhà trụ sở của sở này (số 59 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1) là tòa nhà cổ, thuộc diện bảo tồn và hiện đã có nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng gây ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ.

Sở đã tiến hành sửa chữa trong năm 2018 (vá lại một phần mái ngói bị hư hỏng; làm lại một phần trần nhà bị mối mọt và hệ thống điện nước). Tuy nhiên đến nay vẫn còn rất nhiều phần mái nhà, trần nhà, cửa sổ, cửa ra vào còn hư hỏng nặng, cần có kinh phí để tiếp tục sửa chữa.

Do vậy, Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM đề xuất UBND TP bổ sung kinh phí sữa chữa, nâng cấp trụ sở trong thời gian TP chưa có kế hoạch cụ thể để di dời cơ quan này sang địa điểm khác.

Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND TP Trần Vĩnh Tuyến cho biết chủ trương của TP là lắng nghe ý kiến xã hội trong việc bảo tồn dinh Thượng Thơ.

TP đã quyết định thuê tư vấn nước ngoài để bảo tồn kiến trúc xưa nhưng vẫn đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Việc bảo tồn các công trình kiến trúc phải có chủ trương TP.

Trước mắt, ông Tuyến giao Sở Tài chính TP xem xét bố trí kinh phí chi thường xuyên để sửa chữa nhằm giúp Sở Thông tin và truyền thông TP có thể đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức.

Thủ trưởng đơn vị phải cam kết việc sửa chữa không làm ảnh hưởng đến kiến trúc chung, ưu tiên sửa khu vực văn phòng làm việc, nhà vệ sinh, đảm bảo ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thoáng mát.

Việc sửa chữa này không chỉ nhằm duy trì điều kiện làm việc mà còn đảm bảo vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh trong thời gian dịch COVID-19 đang có dấu hiệu lây lan.

Trước đó, vào cuối năm 2019, UBND TP đã chấp thuận bảo tồn công trình hiện hữu tại địa điểm 59-61 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 (hiện là trụ sở của Sở Thông tin truyền thông và Sở Công thương TP, vốn là dinh Thượng Thơ cũ) để làm Nhà truyền thống UBND TP.HCM.

Dinh Thượng Thơ còn đây, sắp tới ra sao?

TTO - "Trên Thượng thơ bán giấy - Dưới Thủ Ngữ treo cờ...". Ca dao Sài Gòn xưa còn đó, dinh Thượng Thơ cũng còn đây. Dư luận chung vừa đồng loạt hoan nghênh quyết định của TP.HCM trong việc giữ lại dinh Thượng Thơ.

MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar