11/12/2019 15:49 GMT+7

Bảo tồn Dinh Thượng Thơ làm tòa nhà truyền thống UBND TP.HCM

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Tòa nhà số 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1 (Dinh Thượng Thơ) sẽ là nhà truyền thống UBND TP.HCM khi triển khai nâng cấp, mở rộng trụ sở HĐND và UBND TP

Bảo tồn Dinh Thượng Thơ làm tòa nhà truyền thống UBND TP.HCM - Ảnh 1.

Trụ sở Sở Thông tin và truyển thông hiện nay - Ảnh: TỰ TRUNG

Thường trực UBND TP.HCM vừa có kết luận về về phương án thiết kế kiến trúc công trình xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND TP và giải pháp bảo tồn công trình tại địa điểm số 59-61 đường lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1.

Cụ thể, lãnh đạo TP thống nhất chủ trương chọn phương án thiết kế của đơn vị tư vấn GENSLER theo hướng khối kiến trúc mới sẽ thiết kế phủ bên trên. Đồng thời, bảo tồn công trình hiện hữu tại địa điểm 59-61 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1 (hiện là trụ sở của Sở Thông tin truyền thông và Sở Công thương, vốn là Dinh Thượng Thơ cũ) để làm Nhà truyền thống UBND TP.HCM

UBND TP giao Sở Quy hoạch kiến trúc làm việc với đơn vị tư vấn để nghiên cứu, điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với chủ trương nêu trên. Từ cơ sở đó, tham mưu phương án kinh phí thuê đơn vị tư vấn và báo cáo UBND TP xem xét, quyết định.

Đề xuất mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ bảo tồn Dinh Thượng Thơ

Trước đó, tháng 9-2019, Sở Quy hoạch - kiến trúc đã đề xuất mời chuyên gia nước ngoài hỗ trợ giải pháp kỹ thuật trong việc bảo tồn công trình Dinh Thượng Thơ.

Sở cho biết để sớm có đề xuất phương án quản lý quy hoạch kiến trúc công trình nói trên, sở đã tổ chức hội thảo để tổng hợp thêm thông tin đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học.

Tuy nhiên, các nghiên cứu, ý kiến từ hội thảo cũng chỉ dừng ở mức độ bảo tồn, tập trung các nhận định về giá trị lịch sử văn hóa, giá trị nghệ thuật kiến trúc công trình, chưa đưa ra được các đề xuất về giải pháp kỹ thuật và mức độ bảo tồn đối với công trình.

Sở Quy hoạch - kiến trúc đánh giá đây là một hạn chế do TP hiện chưa có chuyên gia kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Do đó, để có được giải pháp bảo tồn tối ưu nhất, sở kiến nghị UBND TP xem xét chấp thuận mời chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo tồn để có nghiên cứu và góp ý thêm.

Theo tư liệu lịch sử, Dinh Thượng Thơ còn gọi là Bureaux du Directeur de l’intérieur (Văn phòng giám đốc nội vụ, 1863-1891) hay Bureaux du Secrétariat du gouvernement de la Cochinchine (Văn phòng ban thư ký chính phủ Nam Kỳ, 1894-1945) dưới thời Pháp thuộc.

Nằm ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng thuộc quận 1, TP.HCM, công trình Dinh Thượng Thơ có lịch sử lâu đời từ hồi Pháp đặt chân đến Sài Gòn và chiếm các tỉnh Nam Kỳ, công trình mang nhiều nét kiến trúc độc đáo. Đến nay, công trình đã gần 160 năm tuổi.

Nên giữ lại dinh Thượng Thơ

TTO - Cuộc trò chuyện giữa TS khảo cổ Nguyễn Thị Hậu và TS.KTS Lê Thanh Sơn về đề tài “Dinh Thượng Thơ - bảo tồn & phát triển” cùng đông đảo công chúng tham dự đã gặp nhau ở quan điểm: nên bảo tồn nguyên trạng tòa nhà này.

MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar