06/05/2007 14:32 GMT+7

Tổng thống tương lai của nước Pháp: Nicolas Sarkozy?

THI HƯƠNG (Paris)
THI HƯƠNG (Paris)

TTO - Người dân Pháp ở hải ngoại đã bỏ phiếu từ hôm qua (5-5). Người Pháp sở tại đã bắt đầu lục tục đến phòng bỏ phiếu. Thế nhưng, nước Pháp dường như đã biết ai là người sẽ kế nhiệm Jacques Chirac.

Phóng to

Người Pháp đi bỏ phiếu ở lãnh sự quán tại New York (Mỹ) - Ảnh: AFP

TTO - Người dân Pháp ở hải ngoại đã bỏ phiếu từ hôm qua (5-5). Người Pháp sở tại đã bắt đầu lục tục đến phòng bỏ phiếu. Thế nhưng, nước Pháp dường như đã biết ai là người sẽ kế nhiệm Jacques Chirac.

Kết quả thăm dò dư luận công bố sáng 4-5 cho biết ứng cử viên UMP sẽ chiến thắng với 54,5% số phiếu.

Ở kỳ bầu cử tổng thống Pháp năm 2002, Jean-Marie Le Pen lọt vào vòng hai và phủ nhận kết quả các cuộc thăm dò dư luận. Tại kỳ bầu cử này, các công ty thăm dò đã chứng minh độ chính xác của những con số mà họ đưa ra cho vòng 1. “Chắc chắn kết quả vòng hai sẽ không xa với dự đoán của chúng tôi. Chắc chắn sẽ không có sự xoay ngược tình thế!” Ông Brice Teinturier, phó Giám đốc TNS-SOFRES khẳng định.

Càng về cuối, ứng cử viên cánh hữu Nicolas Sarkozy càng thu nạp được nhiều cử tri. Theo kết quả thăm dò dư luận thực hiện ngay sau vòng 1 thì ông vẫn sẽ là người thắng cuộc nhưng chỉ giành được 51% số phiếu bầu. Ségolène Royal ngược lại ngày càng mất điểm. “Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tình huống này” - ông Brice Teinturier phân tích - “Thứ nhất là do cử tri Pháp ở độ tuổi cao rất đông, mà thực tế cho thấy là càng về già thì người Pháp càng hay bầu cho cánh hữu. Nhưng nguyên nhân chính là do cánh tả đang rất suy yếu”.

Số cử tri của tất cả các đảng cánh tả gộp lại cũng chỉ đạt khoảng 40% tổng số người trong độ tuổi bỏ phiếu. Vả lại, một số cử tri xưa nay vẫn bầu cho cánh tả thì lần này có thể sẽ phá lệ. Ségolène Royal tỏ ra không đủ sức thuyết phục.

Chương trình hành động của bà thiếu sự minh bạch. Những ngày đầu chiến dịch bầu cử, Ségolène Royal đã tượng trưng cho một sự thay đổi trong cách làm chính trị, tượng trưng cho mô hình chính trị dân chủ với hình thức đối thoại trực tiếp với quần chúng. Tuy nhiên càng về sau, ứng cử viên đảng Xã hội ngày càng bị những lý thuyết đó “cầm tù” và không chứng minh được cho cử tri thấy những giải pháp cụ thể mà bà sẽ sử dụng để đi tới đích.

Trong cuộc đấu khẩu trực tiếp trên truyền hình Pháp tối 2-5 vừa qua, yếu điểm này của Ségolène Royal lại càng lộ rõ. “Cuộc đấu khẩu đó là bài kiểm tra về độ đáng tin cậy đối với ứng cử viên đảng Xã hội, chứ không phải bài kiểm tra về khả năng cứng rắn của bà ta. Ségolène Royal đã không thành công. Bà tỏ ra khá hung hăng. Còn khi được chất vấn về những điểm chính trong chương trình hành động thì câu trả lời thường là “tôi không quyết định, còn phụ thuộc vào đối thoại xã hội.” Đó là những gì mà công ty TNS-SOFRES thu được từ cử tri sau cuộc đối thoại giữa hai ứng cử viên vào điện Elysées.

Nicolas Sarkozy, người được cho là theo chủ nghĩa cứng rắn thì hôm đó đã kiềm chế và thể hiện là người có thể mềm mỏng khi cần thiết. Ngoài ra, chương trình hành động của ông ta vạch ra những biện pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề bức xúc của nước Pháp. Có thể nhiều người không đồng ý với quan điểm của ông ta, nhưng rõ ràng ông ta cụ thể hơn.

Nếu đa số báo giới cho rằng cuộc đấu trực diện tối thứ 4 vừa rồi là một trận hoà, thì cử tri lại cảm nhận hoàn toàn khác. 55% số người được hỏi đánh giá là Nicolas Sarkozy nắm rõ các vấn đề và có sức thuyết phục. Con số dành cho Ségolène Royal chỉ là 32%.

Mặc dầu “người thứ ba” là Francois Bayrou đã tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho ứng cử viên UMP, Nicolas Sarkozy vẫn không bị đe doạ. Trong số 29 đại biểu đảng cánh trung ở Quốc hội, có đến 22 người đã tuyên bố sẽ ủng hộ Nicolas Sarkozy. Chiến lược gom lá phiếu cánh trung của Ségolène Royal không thành công. Ngược lại, nó còn làm cho cánh tả suy yếu hơn. Bởi trước vòng 1, đảng Xã hội vẫn chỉ trích nặng nề Francois Bayrou. Nhưng ngay sau đó, Ségolène Royal lại thay đổi thái độ nhanh chóng. Ngay cả một số cử tri cánh tả cũng phải đánh giá rằng ứng cử viên đảng Xã hội không nhất quán trong đường lối của mình. Và vì thế một phần mà độ tin cậy của bà bị suy giảm.

Mặc dù vậy, Ségolène Royal vẫn tuyên bố là “thắng lợi trong tầm tay”!

THI HƯƠNG (Paris)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Một video lan truyền trên mạng khiến nhiều người tin rằng nam ca sĩ Justin Bieber sẽ ra làm chứng trong phiên tòa xét xử tội buôn bán tình dục của Sean "Diddy" Combs. Tuy nhiên Hãng tin AFP xác minh đây là video cắt ghép giả mạo.

Ca sĩ Justin Bieber bị lôi kéo vào vụ án buôn bán tình dục vì video cắt ghép

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Ngày 18-5, Nga đã tiến hành đợt không kích lớn nhất từ trước đến nay nhằm vào Ukraine với 273 drone, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng.

Nga phóng 273 drone vào Ukraine, nhiều nhất từ trước đến nay

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Ngày 18-5, nhiều lãnh đạo trên khắp thế giới đã có mặt tại Quảng trường Thánh Peter để dự thánh lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV.

Đông đảo lãnh đạo thế giới dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Trung Quốc đã áp thuế chống bán phá giá lên tới 74,9% với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ EU, Mỹ, Nhật và Đài Loan.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá tới 74,9% với nhựa POM copolymer từ Mỹ

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình

Giáo hoàng Leo XIV cuối tuần này đã khẳng định gia đình phải được xây dựng trên “sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ”.

Giáo hoàng Leo XIV: Muốn xây dựng xã hội hòa bình, hãy đầu tư vào gia đình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar