13/11/2021 09:05 GMT+7

Tổng thống Biden mạnh tay với Huawei

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Chỉ vài ngày trước khi dự kiến có cuộc họp trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Joe Biden bất ngờ có động thái mạnh tay với Tập đoàn công nghệ Huawei.

Tổng thống Biden mạnh tay với Huawei - Ảnh 1.

Huawei đã chịu nhiều đòn tấn công liên tiếp từ Mỹ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden. Trong ảnh là ông Biden, ông Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Financial Times

Ngày 11-11, Tổng thống Biden đã ký ban hành "Đạo luật thiết bị bảo mật", theo đó ngăn Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC) cấp phép hoặc xem xét đơn xin cấp phép thiết bị mới từ các công ty mà cơ quan này xác định là mối đe dọa an ninh đối với Mỹ. Nằm trong diện bị nhắm tới phải kể đến tập đoàn Huawei và ZTE của Trung Quốc.

Sắp tiêu hủy các thiết bị Huawei, ZTE

Câu chuyện Huawei chỉ là một phần trong bức tranh về quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc. Báo South China Morning Post bình luận việc "Đạo luật thiết bị bảo mật" được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện Mỹ với tỉ lệ ủng hộ áp đảo, trước khi được ông Biden ký ngày 11-11, là dấu hiệu cho thấy sự không tin tưởng to lớn của hầu hết chính khách tại Quốc hội Mỹ vào cả Chính phủ Trung Quốc và các công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc.

Ông Brendan Carr, ủy viên cấp cao của FCC, cho biết luật trên sẽ "bịt lại lỗ hổng rành rành mà Huawei và các công ty khác đang khai thác hiện nay để đưa thiết bị không an toàn của họ vào mạng lưới viễn thông của chúng ta".

Huawei và ZTE, vốn đã bị Washington nhắm đến nhiều tháng qua, hiện chưa lên tiếng về động thái mới nhất của Mỹ. Cả hai công ty này đều nằm trong "danh sách thực thể" của Bộ Thương mại Mỹ, bị hạn chế mua hàng từ các nhà cung ứng Mỹ. 

FCC đã liệt Huawei, ZTE và 3 công ty công nghệ Trung Quốc khác (Hytera, Hikvision, Dahua Technology) vào danh sách những công ty đặt ra "rủi ro không thể chấp nhận được" đối với an ninh quốc gia của Mỹ vào tháng 3 năm nay.

Danh sách này được đưa ra dựa theo một luật năm 2019, nhưng điều đó vẫn không ngăn được FCC tiếp tục cấp giấy phép cho các công ty nằm trong danh sách. Theo ông Carr, FCC đã phê duyệt hơn 3.000 đơn đăng ký từ Huawei kể từ năm 2018, "từ thiết bị mạng đến thiết bị theo dõi".

Theo Hãng tin Bloomberg, Mỹ cũng "sắp bắt đầu tiêu hủy hàng tấn thiết bị của Huawei và ZTE". Cuối tháng 10 vừa qua, FCC đã chính thức khởi động chương trình "tháo bỏ và thay thế" trị giá 1,9 tỉ USD, theo đó hoàn tiền cho các công ty viễn thông Mỹ bỏ đi thiết bị Huawei và ZTE mà họ đang sử dụng.

Dân biểu Đảng Cộng hòa Steve Scalise đánh giá Huawei và ZTE "có lẽ là hai công ty nổi bật nhất vẫn còn nhiều thiết bị trong các mạng lưới có chạy dữ liệu của người Mỹ".

Mỹ nói bị "lợi dụng"

Tuần này ông Biden cho biết ông sẽ tiếp tục áp lệnh cấm từ thời cựu tổng thống Donald Trump vào tháng 11-2020, theo đó cấm các nhà đầu tư Mỹ đầu tư vào các công ty Trung Quốc mà Washington xem là thuộc sở hữu hoặc kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc. Theo ông Biden, Trung Quốc "ngày càng lợi dụng nguồn vốn từ Mỹ" để phục vụ phát triển, hiện đại hóa quân đội, tình báo và các bộ máy an ninh khác của Bắc Kinh, tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

Việc ông Biden ký "Đạo luật thiết bị bảo mật" gây nhiều sự chú ý, bởi theo Hãng tin Reuters, nó diễn ra chỉ vài ngày trước khi ông Biden dự kiến có cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 15-11. Động thái cũng diễn ra chỉ một ngày sau khi Mỹ và Trung Quốc ra tuyên bố chung đầy bất ngờ tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 ở Scotland, trong đó hai nước cam kết sẽ hợp tác chống biến đổi khí hậu.

Điều này cho thấy Mỹ - Trung có thể ngồi vào bàn nói chuyện hoặc đạt được tiếng nói chung trong vấn đề nào đó là một chuyện, nhưng những vấn đề bất đồng khác lại là chuyện khác. "Đạo luật thiết bị bảo mật" được thông qua trước cuộc họp giữa hai ông Biden - Tập dường như báo hiệu một cuộc họp căng thẳng.

Bình luận về cuộc họp trực tuyến sắp diễn ra giữa hai ông Biden - Tập, phó thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói: "Đây là một phần trong nỗ lực không ngừng của chúng tôi nhằm quản lý một cách có trách nhiệm cuộc cạnh tranh giữa hai nước".

Tuy nhiên, ông Tống Trung Bình, một chuyên gia quân sự Trung Quốc, cho rằng "Mỹ thật sự đang cố gắng đàn áp các công nghệ dân dụng của Trung Quốc" như điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, chất bán dẫn, công nghệ sinh học... 

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, "các nhà phân tích Trung Quốc" nói rằng việc Mỹ "đàn áp vô lý" các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các nhà đầu tư và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời tạo rào cản trong quan hệ song phương.

Lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhà nghiên cứu Đổng Thiệu Bằng tại Đại học Nhân dân Trung Quốc bình luận việc Mỹ mạnh tay với các công ty Trung Quốc không có lợi cho sự ổn định của các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông nói nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi do "hành động đơn phương" của Mỹ, phía Trung Quốc có thể phải thực hiện các biện pháp đáp trả. Ông cảnh báo nền kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu Mỹ mất đi một thị trường lớn với tiềm năng mạnh như Trung Quốc.

Ông Biden ký luật siết chặt các hạn chế với Huawei và ZTE của Trung Quốc

TTO - Ngày 11-11, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật ngăn chặn cấp phép cho các thiết bị mới do các công ty bị liệt vào danh sách "đe dọa an ninh quốc gia" như Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất.

BẢO ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk

Theo Reuters, ngày 3-7, Phó tư lệnh Hải quân Nga Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công của Ukraine ở vùng Kursk, đánh dấu một trong những tổn thất lớn của quân đội Nga.

Reuters: Phó tư lệnh Hải quân Nga tử trận tại Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar