25/09/2017 14:10 GMT+7

'Tôi sẽ lên gặp thầy hiệu trưởng'

TRÚC NGUYỄN
TRÚC NGUYỄN

TTO - Lạm thu tiền trường, đòi dẹp Hội phụ huynh... những câu chuyện đang khiến bức tranh ngành giáo dục thêm rối rắm. Phụ huynh có vô can trong việc này?

Tôi sẽ lên gặp thầy hiệu trưởng - Ảnh 1.

Học sinh ở TP.HCM trong ngày khai giảng - Ảnh: HỮU KHOA

Đầu năm học, ngành giáo dục nóng ran chuyện "lạm thu". Một phụ huynh gởi thư lên cấp lãnh đạo cao nhất đòi giải tán "hội cha mẹ học sinh" vì những khoản thu ngoài quy định gây bức xức.

Thậm chí những từ ngữ nặng nề nhất cũng xuất hiện: "hội lừa đảo cha mẹ học sinh", trong khi người khác hỏi "giải tán hội phụ huynh thì ai làm việc"?... 

Họp phụ huynh bằng... giờ dây thun

Buổi họp phụ huynh đầu năm lớp 9 con tôi diễn ra ngày vào ngày 17-9 tại một trường ở Quận 1 TP.HCM cho thấy vai trò của những người làm cha mẹ.

Thứ nhất là việc tuân thủ giờ giấc của phụ huynh. Thư mời họp ghi 8h bắt đầu nhưng buổi họp phải trì hoãn 30 phút vì khoảng 1/3 phụ huynh đến trễ.

Thầy giáo chủ nhiệm nói: lớp 9 là lớp cuối cấp, họp phụ huynh sẽ phổ biến nhiều nội dung quan trọng cho nên chúng ta ráng chờ. Mặc dù vậy, sau 8h30 vẫn còn vài phụ huynh lai rai đến họp.

Việc phụ huynh đến trễ cũng gây áp lực thời gian cho thầy chủ nhiệm, vì sáng hôm đó nhà trường chia làm hai ca, ca 1 họp từ 8-9h30 sau đó là dành phòng cho những lớp họp ca hai. 

Vấn đề là nhiều phụ huynh thừa biết quy định chia hai ca họp của nhà trường, nhưng vẫn đi họp theo kiểu tùy hứng như thế.

Thứ hai là khi phụ huynh phát biểu ý kiến. Một phụ huynh nam lên phát biểu đề nghị bố trí chỗ ăn nghỉ trưa cho học sinh vào những ngày lớp học có tiết buổi chiều, và đề nghị trang bị thêm quạt máy vì phòng học nóng nực.

Ý kiến của phụ huynh trên là hoàn toàn hợp lý, anh đã nói thay nỗi lòng của nhiều phụ huynh khác. Rồi anh chốt: "Nếu không được thì tôi lên gặp thầy hiệu trưởng"!

Tiếp đến, một nữ phụ huynh cũng có ý kiến tương tự, chị còn yêu cầu dời các tiết học buổi chiều vào buổi sáng hết để cho học sinh không phải đến trường buổi chiều... và cũng chốt lại một câu: "Nếu không được thì tôi lên gặp thầy hiệu trưởng"!

Hai vị phụ huynh phát biểu câu này này đều nằm trong số phụ huynh đến họp trễ giờ bắt lớp phải đợi. 

Vị phụ huynh nam trễ khoảng 40 phút còn vị phụ huynh nữ trễ khoảng một tiếng, đến độ khi vào họp thì chị này không về ghế ngồi mà đứng chỗ gần bục giảng và phát biểu cho đến kết thúc buổi họp.

Đằng sau "tôi lên gặp thầy hiệu trưởng"

Thầy giáo chủ nhiệm lớp năm nay là một người đứng tuổi, có kinh nghiệm và được học sinh yêu mến. 

Cá nhân tôi thấy thầy điều hành buổi họp khá chừng mực, nhún nhường, nhưng hai lần phụ huynh phát biểu: "Tôi lên gặp thầy hiệu trưởng" là hai lần tôi nhìn thấy gương mặt thầy có phần chùng xuống!

Những yêu cầu của phụ huynh nêu trên là chính đáng, nhưng xét về toàn cục thì không dễ triển khai và nằm ngoài khả năng quyết định của thầy.

Ví dụ như tổ chức bán trú 3 ngày cho các em có tiết học buổi chiều, lo chuyện ăn trưa nghỉ trưa cho gần 50 em ở độ tuổi "nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò", cần phải họp hội đồng nhà trường, bố trí thêm nhân sự phòng ốc, bộ phận lo ăn uống ở căn tin... như ý kiến của thầy là hợp lý.

Phụ huynh đòi "tôi lên gặp hiệu trưởng", không biết là những câu nói tự phát hay cố tình khoe mình có quen biết với thầy hiệu trưởng? Riêng tôi cảm nhận trong cách nói của họ còn ẩn chứa mối quen biết cấp cao hơn cả thầy hiệu trưởng nữa!

Ở một khía cạnh nào đó, đó là phát biểu không tế nhị như thể ra tối hậu thư làm tổn thương lòng tự trọng của giáo viên chủ nhiệm. Nếu 4 khối với gần 50 lớp mà phụ huynh tùy hứng đi họp rồi tùy hứng đòi lên gặp hiệu trưởng rồi đòi nhà trường này hoạt động cho có hiệu quả thì cũng khó.

Không nên để ban đại diện cha mẹ học sinh thu tiền

Ở trường học Nhật Bản, cũng có mô hình "đại diện cha mẹ học sinh" nhưng chỉ tồn tại cấp trường chứ không phải mỗi lớp mỗi hội như ta.

Vai trò ban đại diện phụ huynh cũng trợ giúp nhà trường nhiều việc nhưng tuyệt nhiên không có chức năng thu tiền bất cứ một khoản thu nào.

Cần bổ sung nội dung "ban đại diện cha mẹ học sinh không có chức năng thu tiền" vào nội dung Thông tư số 55/2011/TT-BGDDT ban hành ngày 12-11-2011 về nhiệm vụ của ban đại diện hội cha mẹ học sinh.

Trong lúc chờ đợi Bộ giáo dục-đào tạo ban hành quy chế và mô hình đúng chuẩn cho hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh, thì trước mắt chúng ta kiến nghị nội dung "ban đại diện cha me học sinh không dính dáng đến vấn đề tiền bạc" khi đi họp phụ huynh những kỳ họp sắp tới.

TRÚC NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar