24/03/2012 07:08 GMT+7

"Tôi, chủ tịch thị xã, bảo lãnh được không?"

THẢO ANH
THẢO ANH

TT - Vừa rồi đọc bài “Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần 5: Hội An - Tác phẩm sống của Nguyễn Sự” (Tuổi Trẻ ngày 21-3), tôi hoàn toàn tán thành quan điểm, cách nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc (chủ tịch hội đồng khoa học Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh) khi trao đổi với báo Tuổi Trẻ về việc trao giải “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” cho ông Nguyễn Sự, bí thư Thành ủy Hội An.

Một người không làm thơ, không viết văn, lại là đương kim bí thư thành ủy, được trao giải thưởng mang danh văn hóa, có thể sẽ có người “ngoài cuộc” không khỏi nghi vấn, ngờ vực tính chính xác, công bằng của việc vinh danh. Nhưng riêng tôi - “người trong cuộc” - lại thấy đó là việc hiển nhiên, phải như vậy!

Tôi là “người trong cuộc” của một trường hợp xảy ra cách đây 11 năm, khi ông Nguyễn Sự còn là chủ tịch UBND thị xã Hội An. Lúc đó (tháng 7-2001), gia đình tôi chuyển từ Bình Dương về Hội An. Con tôi đã học hết lớp 9 tại Bình Dương, về Hội An cháu chuyển cấp lên lớp 10. Nhưng trường tại Bình Dương chỉ cấp phiếu điểm (cháu được 54 điểm), còn giấy chứng nhận tốt nghiệp thì chưa, vì phải trình danh sách tốt nghiệp đại trà lên Sở Giáo dục - đào tạo ký.

Do vậy, khi nộp đơn xin cho cháu vào lớp 10 Trường THPT TQC, cô giáo vụ yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp, tôi không có, phải trở vào lại Bình Dương để xin. Nhưng trường cũ của cháu hẹn đến tháng 12-2001 mới có giấy từ Sở Giáo dục - đào tạo gửi về.

Trở về, tôi vào Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Nam tại Tam Kỳ trình bày trường hợp của con tôi, xin sở can thiệp cho con tôi được vào học với cam kết: nếu đến cuối tháng 12-2001 mà tôi không bổ sung được giấy chứng nhận thì nhà trường cứ cho con tôi nghỉ học và tôi không khiếu nại. Dù được Sở Giáo dục - đào tạo bút phê nội dung “đề nghị Trường TQC nhận cho vào lớp theo cam kết của phụ huynh”, ông hiệu trưởng trường vẫn dứt khoát không chấp nhận nếu hồ sơ của con tôi không có giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp 9.

Hết cách, tôi hỏi thăm tư gia ông chủ tịch UBND thị xã để tìm đến cầu cứu. Trong căn nhà giản dị, đậm nét nông thôn ở Cẩm Thanh, ông Nguyễn Sự tắt tivi đang xem để tiếp tôi. Nghe xong trình bày và nguyện vọng của tôi, ông Sự cầm điện thoại gọi cho ông hiệu trưởng: “Anh C. đó hả? Tôi, Sự đây. Có trường hợp cháu T.N.N. từ Bình Dương về, đủ điểm để xin vào trường mà sao trường lại không nhận?”.

Tôi không nghe được câu trả lời của ông hiệu trưởng. Ông Sự hỏi tiếp: “Phụ huynh đã cam kết, đã chịu trách nhiệm bổ sung giấy chứng nhận rồi mà? Nè, anh C., chỉ sợ nó không chịu học, chứ nó muốn học tại sao lại không nhận? Bây giờ tôi, chủ tịch thị xã, bảo lãnh cho trường hợp này được không?”. Cúp máy, ông Sự bảo tôi: “Xong rồi chị. Mai chị mang hồ sơ của cháu đến trường nộp. Nếu có gì trở ngại nữa chị qua ủy ban gặp tôi”.

Nhờ sự can thiệp trực tiếp của ông Sự, con tôi được vào Trường TQC. Ba năm sau cháu vào cao đẳng. Và việc đầu tiên khi cháu trở thành sinh viên là viết thư về báo cáo việc học với ông chủ tịch Nguyễn Sự, cảm ơn ông đã giúp cháu vào lớp 10, hứa với ông sẽ học tập tốt để thành người hữu dụng cho xã hội.

Bí thư Nguyễn Sự đã rất khiêm tốn khi phát biểu ông là người thay mặt nhân dân Hội An để nhận giải thưởng Phan Châu Trinh, vì sự nghiệp văn hóa - giáo dục là của toàn thể người dân Hội An chung sức xây dựng và ông chỉ là một người thực hành. Thế nhưng, tôi nghĩ, nếu quan chức nào cũng có tấm lòng hoặc tinh thần “thực hành”, biết quan tâm, chăm lo cho dân như thế thì xã hội đã quá tốt đẹp, quốc gia đã nhiều hồng phúc.

Cho nên, dù GS Nguyễn Đăng Hưng nhận xét việc trao giải “Vì sự nghiệp văn hóa và giáo dục” cho Bí thư Thành ủy Nguyễn Sự là “một điểm son của giải Phan Châu Trinh” rất chính xác do tính đột phá của việc chọn đối tượng, nhưng với riêng tôi, từ sự việc thực tế của gia đình mình cách đây 11 năm, tôi vẫn cho rằng đến năm 2012 mới trao giải văn hóa - giáo dục cho một quan chức không hề có tác phẩm nào trình làng như ông Nguyễn Sự là... quá muộn!

THẢO ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar