13/12/2019 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tôi, cha tôi và tô phở

JESSE PETERSON
JESSE PETERSON

TTO - Sau không biết bao nhiêu lần lên kế hoạch trong 10 năm ròng rã, cuối cùng cha và em trai tôi cũng đã đến Việt Nam tháng trước.

Cha cần phải lo cho nông trại, chưa đi nước ngoài du lịch bao giờ. Mấy lần cha cứ nhắn tin hỏi tôi sẽ làm gì, chơi gì khi đến Việt Nam. Tôi hỏi cha biết gì về Việt Nam. "Nón lá!", ông trả lời ngay. "Thế cha biết phở chứ?", cha lắc đầu, cha chỉ biết món "Pho" thôi!

Tôi đến sân bay Tân Sơn Nhất đón cha vì sợ ông sẽ gặp phải những rầy rà khi đến vùng đất xa lạ. Hai người Tây chẳng biết làm sao qua đường được, cũng không dám ngồi sau xe máy vì sợ, sự ồn ào ở đây thật khác xa với một trang trại miền bắc Canada.

Buổi sáng đầu tiên, tôi đưa cả hai ra một quán ăn gần nhà để thưởng thức món phở. Trong khi đợi phở, họ bưng lên trước một đĩa rau thơm ăn kèm. Em trai hỏi: "Mấy cái lá này là gì vậy? Giống cỏ quá!". Tôi cười to, tôi nhớ thời gian mới đến Việt Nam, tôi cũng từng nghĩ sao người Việt Nam thích ăn cỏ vậy. 

Tôi đã trêu những người Việt Nam rất nhiều về những chiếc lá này, họ cũng cười to như tôi bây giờ. Cha tôi có kiến thức về thực vật nhiều hơn, ông cầm mấy chiếc lá lên, ngửi và nói: "Đây là thảo mộc chứ! Tốt cho sức khỏe mà".

Trước khi tôi bày cho em trai ngắt từng cọng rau thơm cho vào tô phở thì em ấy đã vò một nắm to các loại lá vào tô và ăn. "Trời ơi! Sao đắng thế!", em nói. Tôi lại cười và chậm rãi giải thích, ngắt từng cọng rau thơm vào tô của mình cho em thấy. Vừa ăn tôi vừa kể thêm về phở, hi vọng họ sẽ thích văn hóa ở nơi đây.

Tôi nói: "Mỗi vùng miền có một chút biến thể và khác biệt, nhưng tất cả đều mang hương vị đặc trưng của người Việt Nam". Em trai hỏi: "Thế làm sao để nấu món này?". Tôi thấy hơi xấu hổ một chút. Thực sự sau 10 năm ở đây, tôi không biết nấu phở.

Tôi nhớ lúc tôi còn ở Canada, tôi chỉ biết Việt Nam là một nước nhỏ nằm gần Trung Quốc, nghe nói ở đó có một món tên là "Pho" (phở) rất tốt cho sức khỏe và dễ ăn. Sang Việt Nam, tôi ăn phở như cơm bữa trong 10 năm qua. Sáng thức dậy ra đường ăn phở gần nhà trong xóm, như một thói quen, như một phong tục.

Gần đây, tôi muốn tìm hiểu thêm các món ăn đặc trưng khác của người Việt, tôi chuyển sang thích ăn bánh mì thịt và bún chả, cả bún đậu mắm tôm vốn là trend của các bạn trẻ nữa!

Nhưng tôi vẫn nhớ phở. Phở đúng là món ăn có thể dung hòa người nước ngoài và người Việt Nam, gặp nhau ăn một bát phở và trò chuyện. Trò chuyện về ẩm thực, về Việt Nam, làm con người thân tình với nhau hơn bên làn khói nóng tỏa lên từ tô phở thơm lừng mùi thảo mộc, như cha tôi nói sau khi thưởng thức tô phở đầu tiên ở xứ này.

Sau chuyến đi Việt Nam, hẳn phở sẽ khác trong cha tôi, sẽ là kỷ niệm nhớ rất lâu, như tôi nhiều năm qua, từ "Pho" thành một món ăn quen thuộc.

'Đại tiệc' phở cho trẻ em vùng sâu, hết sạch sành sanh hơn 1.000 suất

TTO – Ai cũng vừa ăn vừa xuýt xoa 'ngon quá, ngon quá', có học sinh ăn đến 2 tô phở 'mới đã', cũng có những bậc phụ huynh 'xin' tận 3 tô phở vì gặp lại hương vị quê nhà sau nửa đời người tha phương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar