30/06/2023 11:03 GMT+7

Tóc bỏ đi có thể làm gì?

Tóc chúng ta sau khi cắt đi bị coi là đồ bỏ, nhưng thực tế là chất liệu hữu ích trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Tóc bỏ đi có thể làm gì? - Ảnh 1.

Thảm dệt bằng sợi tóc có thể giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và ngăn nước bốc hơi - Ảnh: MoT

Lượng tóc thải ở Mỹ và Canada cao gấp 7 lần châu Âu. Gần như tất cả lượng tóc đó kết thúc tại các bãi chôn lấp và lò đốt rác - tạo ra khí nhà kính độc hại góp phần vào hiện tượng biến đổi khí hậu.

Nhưng ít ai biết rằng tóc rất có ích, có thể dùng để làm phân bón, hoặc dệt thành tấm thảm lau dầu tràn.

Nam châm hút dầu

Tổ chức phi lợi nhuận Matter of Trust (MoT) có trụ sở chính ở San Francisco và có các thành viên làm việc tại hơn 60 trung tâm rải rác trên 17 quốc gia để thu gom tóc thải.

MoT dùng máy chuyên dụng dệt nên những tấm thảm vuông dày khoảng 2,54cm, chiều ngang khoảng 84cm để làm sạch vết dầu loang.

Cô Lisa Gautier, người đồng sáng lập MoT, giải thích: “Lớp vảy thô ráp bên ngoài của thảm tóc cho phép dầu bám vào”.

Ông Glenn Johnson, nhà khoa học vật liệu của Lực lượng Không quân Mỹ, giải thích: Cấu tạo của tóc gồm 95% keratin, loại protein dạng sợi này làm trung gian cho các tương tác kỵ nước - nói cách khác là làm cho “chất nhờn dính vào nhau".

Trong một nghiên cứu năm 2018, Megan Murray, nhà khoa học môi trường tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc, phát hiện mỗi gam tóc người trong loại đệm này có thể hấp thụ 0,84 gam dầu thô. Tỉ lệ này nhiều hơn hẳn so với polypropylene, một loại nhựa thường được sử dụng để làm sạch vết dầu loang.

Thảm tóc của MoT từng được sử dụng trong các sự cố tràn dầu lớn, bao gồm sự cố phát nổ và chìm của giàn khoan sâu nhất thế giới Deepwater Horizon năm 2010 cách bờ Louisiana (Mỹ) 80km và sự cố giàn khoan Cosco Busan ở California (Mỹ) năm 2007.

Làm phân bón nông nghiệp và vật liệu che phủ

Ông Stuart Weiss, nhà sinh thái học bảo tồn tại Creekside Science, một phòng thí nghiệm độc lập ở California, giải thích: Tóc chứa rất nhiều protein, có hàm lượng nitơ tương đối cao, đồng thời nó cũng là vật liệu hạn chế thoát nước.

Ông Weiss cũng cho biết tóc giải phóng chất dinh dưỡng chậm hơn so với lượng phân bón thương mại tương đương, điều này rất quan trọng để ngăn lượng nitơ dư thừa ngấm vào nguồn nước.

Một loạt thí nghiệm được tiến hành đã chứng minh tóc rất hữu ích cho việc trồng các loại thảo mộc như húng quế, cây xô thơm và bạc hà; rau diếp; cũng như cúc vạn thọ, cây đinh lăng và các loại cây cảnh khác.

“Nếu sử dụng thảm tóc phủ trên mặt đất trồng trọt, nước sẽ được sử dụng ít hơn 48% và tăng năng suất trái cây lên 32% nhờ hàm lượng nitơ”, ông Mattia Carenini, người đứng đầu MoT Chile, cho biết về kết quả nghiên cứu.

Tóc tái chế cũng đóng một vai trò trong việc khôi phục đất và cảnh quan biển bị hư hại.

Tổ chức từ thiện Seawilding có trụ sở tại Scotland hiện đang thử nghiệm tóc như một phương tiện để gieo cỏ biển. Vương quốc Anh ước tính đã mất 44% diện tích đồng cỏ biển - một môi trường sống quan trọng của biển và là bể chứa carbon khổng lồ - kể từ năm 1936.

Trên đất liền, tóc tái chế đang được dùng phủ đất trồng cỏ của Presidio, một công viên quốc gia nhìn ra cầu Cổng Vàng ở San Francisco.

Trung bình độ che phủ của cỏ bản địa ở các ô có thảm tóc là 75% so với dưới 10% ở các ô đối chứng phủ bằng rơm.

Tặng tóc cho bệnh nhân ung thư

TTO - "Cái răng, cái tóc là góc con người". Với phụ nữ, mái tóc chính là vẻ đẹp, mang lại sự tự tin. Thế nhưng với bệnh nhân ung thư vú phải điều trị bằng hóa chất, họ phải đau đớn từ bỏ đi mái tóc dài dù chẳng hề mong muốn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar