16/05/2025 18:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

COVID-19 - Ảnh 1.

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ, ông Robert F. Kennedy Jr - Ảnh: REUTERS

Theo báo cáo ngày 15-5 của Tổ chức xác minh thông tin Full Fact, gần đây xuất hiện thông tin lan truyền trên mạng xã hội tại Anh cho rằng Tòa án tối cao Mỹ đã ra phán quyết xác định "vắc xin COVID-19 không phải là vắc xin", và rằng phán quyết này liên quan đến một vụ kiện do Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ, ông Robert F. Kennedy Jr, khởi xướng.

Tin đồn xuất hiện liên tục

Thông tin này xuất hiện trên nền tảng Facebook, mô tả đây là một phán quyết "vĩ đại và đột phá", trong đó ông Kennedy Jr - người nổi tiếng với các quan điểm hoài nghi vắc xin được cho là đã thắng kiện các nhóm vận động hành lang của ngành dược phẩm.

Nhiều bài đăng còn khẳng định rằng Tòa án tối cao Mỹ đã xác nhận "tác hại do liệu pháp gene RNA được sử dụng để chống lại COVID là không thể khắc phục".

Tuy nhiên, theo xác minh từ Tổ chức Full Fact và Hãng tin AP, Tòa án tối cao Mỹ chưa bao giờ đưa ra bất kỳ phán quyết nào có nội dung như vậy.

Báo cáo của Full Fact cho biết Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ Robert F. Kennedy Jr đã bác bỏ việc tham gia bất cứ vụ kiện nào như những tin đồn đang lan truyền trên mạng xã hội.

Kể từ năm 2020, Tổ chức Bảo vệ sức khỏe trẻ em do ông Kennedy Jr thành lập được cho là đã đứng sau gần 30 vụ kiện liên quan đến vắc xin và các biện pháp y tế công cộng tại Mỹ.

Tuy nhiên, ông Kennedy Jr đã phủ nhận liên quan đến những thông tin giả về phán quyết của Tòa án tối cao Mỹ.

"Rõ ràng có người bịa đặt và cố ý lan truyền chuyện này, dù tôi đã phủ nhận nhiều lần nhưng tin đồn vẫn cứ xuất hiện liên tục", ông Kennedy Jr khẳng định với AP vào năm 2021.

Tổ chức Full Fact cho biết họ đã rà soát tất cả các phán quyết gần đây của Tòa án tối cao Mỹ từ năm 2024 đến 2025, nhưng không hề tìm thấy bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến nội dung được lan truyền.

Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh Mỹ cùng với Tổ chức Bảo vệ sức khỏe trẻ em do ông Kennedy Jr thành lập hiện chưa có thêm bình luận mới nào về sự xuất hiện trở lại của thông tin giả trên.

Vắc xin mRNA COVID-19 không phải "liệu pháp gene"

Ngoài ra, theo Full Fact, việc gọi vắc xin mRNA COVID-19 là "liệu pháp gene" là thông tin không chính xác.

Thông tin từ Cơ quan Quản lý thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) cho biết dù vắc xin mRNA sử dụng vật liệu di truyền nhằm kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể nhưng chúng không can thiệp vào ADN của người được tiêm, không thay đổi cấu trúc gene và không được coi là liệu pháp gene.

MHRA cho biết một vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm sẽ không được coi là sản phẩm liệu pháp gene.

Theo quy định tại Anh, liệu pháp gene được định nghĩa là phương pháp điều trị sử dụng hoặc chỉnh sửa trình tự axit nucleic nhằm mục đích điều chỉnh, sửa chữa, thay thế, bổ sung hoặc loại bỏ một đoạn gene trong cơ thể.

Tổ chức Full Fact cảnh báo những tuyên bố không đúng sự thật như vậy không chỉ làm xói mòn niềm tin vào tiêm chủng mà còn có nguy cơ làm giảm tỉ lệ bao phủ vắc xin, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

Một số ý kiến cho rằng 4/5 người con của tổng thống Mỹ có thể bị trục xuất, nếu sắc lệnh hành pháp hủy quyền quốc tịch theo nơi sinh được thực thi.

4 người con của ông Trump không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh về quyền quốc tịch theo nơi sinh

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại khung cảnh "chợ bán hổ" tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Mạng xã hội loan tin ông Trump dọa "phá hủy" Triều Tiên nếu nước này can dự vào xung đột Trung Đông. Thông tin này có đúng không?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia thông báo ngừng nhập xăng từ Thái Lan, trên mạng loan tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho Campuchia.

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar