14/08/2024 16:15 GMT+7

Tòa án bãi nhiệm Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin vì bổ nhiệm sai người

Tòa án Hiến pháp Thái Lan tuyên bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin, vì ông bổ nhiệm vào nội các một cựu luật sư từng ngồi tù.

Tòa án bãi nhiệm Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin vì bổ nhiệm sai người- Ảnh 1.

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin thăm một ngôi chợ ở Bangkok ngày 14-8 - Ảnh: AFP

Phán quyết ngày 14-8 làm dấy lên mối lo ngại về nhiều biến động chính trị sắp tới, và khả năng thiết lập lại liên minh cầm quyền.

Vì sao Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin bị tòa án bãi nhiệm? - Nguồn: AFP

Như vậy ông Srettha là thủ tướng Thái Lan thứ 4 trong vòng 16 năm bị tòa án phế truất, sau khi tòa xác định ông vi phạm hiến pháp vì bổ nhiệm một bộ trưởng không đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức.

Việc ông Srettha bị phế truất sau chưa đầy một năm nắm quyền đồng nghĩa với việc Quốc hội phải triệu tập để chọn ra thủ tướng mới nhằm tránh gây bất ổn. 

Suốt 2 thập kỷ qua, chính trường Thái Lan đầy sóng gió các cuộc đảo chính và phán quyết của tòa án đã hạ bệ nhiều chính phủ và đảng phái chính trị.

Tuần trước Tòa án Hiến pháp nước này cũng đã tuyên giải tán Đảng Tiến bước (MFP) đối lập, cho rằng kế hoạch cải cách luật chống khi quân của đảng này là một nỗ lực ngầm nhằm làm suy yếu quyền lực của Hoàng gia Thái Lan.

Phán quyết này có thể làm sụp đổ sự hợp tác mong manh giữa Đảng Pheu Thai của cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra và giới tinh hoa bảo thủ cùng quân đội lão thành. 

Sự hợp tác này đã giúp đưa ông Thaksin trở về nước năm 2023 sau 15 năm sống lưu vong và ông Srettha, một người thân cận với ông Thaksin, trở thành thủ tướng.

Sau khi lên nắm quyền, ông Srettha bổ nhiệm cựu luật sư Shinawatra Pichit Chuenban, người từng ngồi tù vì tội coi thường tòa án vào năm 2008 liên quan đến cáo buộc cố gắng hối lộ nhân viên tòa án, vào nội các. Dù cáo buộc hối lộ chưa bao giờ được chứng minh, nhưng ông Pichit đã từ chức vào tháng 5-2024.

Theo một số chuyên gia, nhiều khả năng Pheu Thai vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền sau khi ông Srettha bị bãi nhiệm.

Thủ tướng tiếp theo có thể nằm trong số những ứng viên mà Pheu Thai đã đề cử cho vị trí thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2023, trong đó bao gồm con gái 37 tuổi của ông Thaksin là bà Paetongtarn Shinawatra. Nếu được bổ nhiệm, bà sẽ trở thành thủ tướng thứ ba của nhà Shinawatra.

Các ứng cử viên tiềm năng khác bao gồm Bộ trưởng Nội vụ Anutin Charnvirakul, Bộ trưởng Năng lượng Pirapan Salirathavibhaga và Prawit Wongsuwan, một cựu tư lệnh quân đội có ảnh hưởng lớn và có liên quan đến hai cuộc đảo chính gần đây nhất.

Thủ tướng Thái Lan bị điều tra là lời cảnh báo cho ông Thaksin?

Các chuyên gia cho rằng yêu cầu miễn nhiệm đối với Thủ tướng Srettha Thavisin của nhóm nghị sĩ Thái Lan là một tín hiệu cảnh báo về việc sử dụng quyền lực của ông Thaksin.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ được thông qua; Kết quả điện đàm lần 6 giữa hai ông Trump - Putin; Nga công nhận chính phủ Afghanistan; Ông Trump sắp công bố thuế mới cho các nước chưa đạt thỏa thuận thương mại... là một số tin tức thế giới sáng 4-7.

Tin tức thế giới 4-7: Mỹ thông qua siêu luật Vĩ đại hoàn mỹ; Nga công nhận chính phủ Afghanistan

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Quan chức Thái Lan cho biết tình hình biên giới với Campuchia đang bắt đầu lắng dịu và hy vọng Phnom Penh sẽ rút quân khỏi biên giới, quay lại đàm phán.

Thái Lan nói tình hình biên giới với Campuchia đang hạ nhiệt, ông Hun Sen lên tiếng

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Chỉ trong chưa đầy hai tuần, đảo Akuseki thuộc chuỗi đảo Tokara của Nhật Bản đã hứng chịu hơn 1.000 trận động đất, trong đó có những trận mạnh 5,5 độ.

Hơn 1.000 trận động đất 'tấn công' hòn đảo Nhật Bản, có chuyện gì?

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Hạ viện phát biểu nhiều giờ liên tục để trì hoãn việc bỏ phiếu dự luật chi tiêu mà ông Trump đã đặt ra hạn chót là trước ngày 4-7.

Nghị sĩ Dân chủ phát biểu hơn 5 giờ để hoãn luật chi tiêu của ông Trump

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Nỗ lực cứu hộ trong ngày gặp nhiều khó khăn và đã phải tạm dừng dù vẫn còn 30 người mất tích sau vụ chìm phà gần hòn đảo nghỉ dưỡng Bali của Indonesia.

Indonesia tạm dừng tìm người mất tích trong vụ chìm phà ở Bali

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7

Đây là hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự sau khi Việt Nam trở thành nước đối tác thứ 10 của nhóm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự thượng đỉnh BRICS tại Brazil từ ngày 4-7
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar