24/07/2024 09:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tổ quốc, yêu đến đau thương

'Ôi ta yêu đến đau thương Tổ quốc của mình' - đó là câu thơ Chế Lan Viên viết vào tháng 2-1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra.

Tổ quốc, yêu đến đau thương- Ảnh 1.

Cuốn sách Những mảnh ký ức 1979-1989 - Chuyện kể từ biên giới phía Bắc

Sử sách nước Việt đã ghi lại nhiều sự tích anh hùng nơi biên giới trong trường kỳ lịch sử khi chống lại những đạo quân xâm lược từ bên kia tràn sang.

Nhiều người con giống nòi bước chân qua biên giới đi sứ đối đáp với vua quan thiên triều đã bất khuất cứng cỏi bảo vệ quốc thể, chứng tỏ hào khí nước Nam: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Giang Văn Minh).

Một biên giới hữu nghị, hòa bình là ước mong ngàn đời của nhân dân, nhưng năm 1979 một sự thực lịch sử đã xảy ra...

Và người Việt lại một lần đứng lên giữ biên giới, bảo vệ Tổ quốc: "Thời tôi sống thêm một lần súng nổ/ Trái tim đau rỏ máu dọc biên thùy" (Nguyễn Trọng Tạo).

Để không quên lịch sử

Cuộc chiến đó đến nay đã lùi xa 45 năm kể từ khi súng nổ và 35 năm kể từ khi chấm dứt. Biên giới Việt - Trung đã hòa bình trở lại.

Nhưng lịch sử đã là như thế. Nhắc lại hôm nay không phải khơi lại quá khứ, mà để không quên lịch sử, không quên những người đã ngã xuống và cả những người còn đau đến hôm nay. Một biên giới hòa bình hôm nay, máu xương còn thổn thức.

Cuốn sách Những mảnh ký ức 1979-1989 - Chuyện kể từ biên giới phía Bắc của nhóm tác giả Đào Thanh Huyền - Hà Hương - Phạm Hoài Thanh kể về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đó, diễn ra một tháng đầu năm 1979, nhưng còn dằng dai đến tận 1989.

Đây là một cuốn sử tư liệu làm bằng những lời kể.

Những người kể ở đây là những người đã tham gia cuộc chiến ngày ấy, từ người lính đến vị tướng, từ chiến sĩ đến người dân, từ em nhỏ đến mẹ già, từ chiến hào đến hậu cứ, từ người sống đến người chết.

Lời kể nào cũng có nước mắt, máu và cái chết. Lời kể nào cũng dội lại đau đớn và quyết tử. Lời kể nào cũng trần trụi, thực tế.

Những người kể không giấu giếm sự bàng hoàng của họ khi nghe tiếng súng ầm vang sáng xuân năm ấy mà họ còn ngỡ là tiếng sấm dậy sớm. Họ không giấu sự băn khoăn tại sao bên đó lại đánh bên mình.

Họ không giấu những nỗi hốt hoảng, sợ hãi ban đầu. Nhưng tất cả họ đã "đứng lên diệt thù thay Tổ quốc" đuổi chúng về bên kia biên giới.

"Có ai mong chiến tranh đâu, nhưng đó là nhiệm vụ. Đất nước bị xâm lăng thì ai cũng phải có trách nhiệm" như lời một chiến sĩ đã nói.

Chân xác, rúng động lòng người

Cuốn sách được thực hiện công phu, nghiêm túc. Đi cùng những lời kể thực của các nhân chứng lấy lại trên báo chí trước đây và ghi chép trực tiếp bây giờ là những hình ảnh, những biểu đồ chiến trận với những mũi tên, những con số minh họa.

Có thể coi những lời kể là lời thuyết minh cho những biểu đồ.

Tất cả hợp lại làm cuốn sách thành một bức tranh tỉ mỉ, chân xác, rúng động lòng người về cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta cách đây 45 năm.

Cuốn sách sử liệu này nhắc nhở chúng ta "dù ở đâu cũng Tổ quốc trong lòng/ cột biên giới đóng từ thương đến nhớ" (Nguyễn Duy).

Bởi vì biên giới không chỉ là ranh giới địa lý mà đó còn là chủ quyền quốc gia về một vùng lãnh thổ, chủ quyền dân tộc về một vùng văn hóa, lịch sử, chủ quyền người dân về một đất nước.

"Ôi, ta yêu đến đau thương Tổ quốc của mình!", câu thơ nhói cuộn lòng mọi người dân Việt. Đó là một tình cảm, một nhận thức, một trách nhiệm, một hành động.

Máu những người lính đổ xuống trên đất đai xứ sở chống lại kẻ xâm lược là máu thiêng, hóa thành hồn thiêng sông núi nước nhà. Yêu Tổ quốc đến đau thương còn là một mệnh lệnh: Không thể thờ ơ, lãnh đạm trước vận mệnh an nguy của Tổ quốc!

Những người dân người lính không triết luận được như nhà thơ về biên giới, về đất nước. Nhưng họ sống bằng con người mình cho núi sông đó là bờ cõi Tổ quốc. Giặc xâm phạm bờ cõi thì phải đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.

Tất cả họ, những người có mặt trong trang sách ở đây và còn biết bao người nữa ở ngoài sách nhưng ở trong sử, đều sống chết cho đất nước vì một lẽ giản dị và thiêng liêng ấy.

Xác phàm - tiểu thuyết về cuộc chiến ở biên giới phía Bắc

TT - Nhà văn Nguyễn Đình Tú vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Xác phàm. Cuốn sách dày gần 300 trang viết về 17 ngày đêm chiến đấu anh dũng của quân và dân thị xã Vùng Biên, cao điểm là trên pháo đài Cảnh Giác chống lại quân Khợ xâm lược.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Trong một buổi giao lưu về sách Bạn là vũ trụ, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu cho rằng vũ trụ là đại dương và con người là những ngọn sóng nhấp nhô. Ý thức của con người góp phần định hình nên vũ trụ.

Không có người, vũ trụ sẽ thiếu những câu chuyện sâu sắc

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông

Trong khi xá lợi Đức Phật từ Ấn Độ được người Việt rất quan tâm, nhiều người không biết Việt Nam cũng có hộp xá lợi được cho là của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Tìm kiếm dấu tích xá lợi Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar