13/11/2013 11:00 GMT+7

Tờ biên bản không chữ ký

HỮU CHƠN
HỮU CHƠN

TT - Tôi học cấp II vào những năm đầu thập niên 1980. Nhiều năm liền tôi là học sinh giỏi nhưng lại khá ương bướng, ngỗ nghịch.

Cũng vì vậy mà năm tôi học lớp 8, dù không dạy môn lịch sử cho lớp tôi nhưng thầy vẫn có thành kiến với tôi.

Đợt thi học kỳ I của năm học ấy, nhà trường tổ chức coi thi chéo giữa giáo viên với các lớp nên trong buổi sáng thi môn lịch sử, thầy được phân công coi thi lớp tôi. Khi tôi hoàn thành bài thi thời gian còn khá nhiều. Song vì cả lớp ai cũng đang chăm chú làm bài, tôi nghĩ bụng có nộp bài đi ra trước thì cũng chẳng biết chơi với ai. Vậy nên tôi vẫn ngồi lại trong phòng thi.

Trong lúc tôi không chú ý, một bạn nam ngồi cạnh chồm qua tự ý lấy bài làm của tôi để chép. Nể bạn và “thương” bạn nên tôi không lấy lại. Đến khi bạn trả lại bài thi cho tôi, thầy liền thu trước và đánh dấu vào cả hai bài của chúng tôi. Thầy yêu cầu hai đứa ở lại cho đến cuối buổi thi.

Sau khi hoàn thành việc thu bài của cả lớp, thầy viết biên bản ghi rõ lỗi hoàn toàn do tôi đã đồng ý cho bạn mượn bài làm để chép. Ngay từ đầu, người bạn kia luôn thành thật nhận khuyết điểm, thú nhận rằng do mình tự động lấy mà tôi không biết. Còn tôi chỉ thừa nhận theo đúng sự việc là có biết bạn lấy bài thi nhưng vẫn để bạn chép chứ không đòi lại, cũng không báo cáo thầy.

Thế nhưng thầy vẫn kiên quyết ghép tội cho tôi. Thậm chí bạn tôi xin được ký biên bản nhận hết khuyết điểm thầy vẫn không chấp nhận. Tôi nhất định không ký biên bản. Thầy dọa để ép tôi không xong, thầy chuyển sang “nói ngọt” song vẫn không lay chuyển được tôi. Đến gần 13g chiều, biết khó lòng thay đổi lập trường của tôi, thầy mới cho hai đứa về. Hôm sau, thầy chủ nhiệm hỏi chúng tôi về chuyện này. Sau khi nghe lại sự việc, chính thầy cũng thừa nhận giáo viên coi thi đã quá cứng nhắc. Rất may là ban giám hiệu chỉ nhắc nhở chúng tôi rút kinh nghiệm.

Sau lần ấy, tôi rất buồn và tổn thương vì cách xử sự của thầy. Thú thật lòng tin với thầy trong tôi khi ấy đã giảm sút phần nào. May mắn cho tôi là ba mẹ có biết chuyện nên kiên nhẫn giải thích, động viên tôi. Nhờ vậy mà dần dần suy nghĩ của tôi thay đổi. Tiếc là khi tôi lên cấp III thì thầy chuyển về Quy Nhơn dạy học, nên từ đó đến nay chưa có dịp được gặp thầy.

Có lẽ trong cuộc đời nhà giáo sẽ rất nhiều người gặp tình huống như tôi vừa kể. Nếu không khéo léo, tế nhị, vô tình khiến học sinh bị sốc, dễ dẫn đến những chấn thương tinh thần, nhất là lứa tuổi bồng bột, nông nổi ăn chưa no lo chưa tới. Chỉ cần một vết cắt nhỏ có thể trở thành vết thương lớn, ảnh hưởng đến tính cách các em sau này.

Về phần mình, tôi vẫn cảm ơn thầy. Tốt nghiệp đại học và công tác trong cơ quan bảo vệ pháp luật, tôi hay nhớ đến câu chuyện của bản thân để giải quyết công việc hợp tình hợp lý. Không bỏ sót người lọt tội, cũng không xảy ra oan sai. Điều tôi luôn trăn trở là tìm cách giúp những người từng lầm lỡ có cơ hội hoàn lương.

HỮU CHƠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Đại học Huế đã báo cáo Bộ GD-ĐT kết quả đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn. Và lúc này, dư luận đang thấp thỏm chờ quyết định sau cùng của bộ.

Luận án tiến sĩ đạo văn phải bị loại bỏ ngay từ đầu!

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Việc xem xét lại mô hình tổ chức dạy học môn khoa học tự nhiên ở cấp THCS là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

Môn khoa học tự nhiên ở THCS: Nhiều ưu điểm nhưng không ít tồn tại

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Khánh Huyền và đội thi đã xuất sắc giành giải nhì, chính thức giành vé vào vòng chung kết toàn cầu, sẽ được tổ chức tại Singapore trong thời gian tới.

Trợ giảng ĐH Duy Tân giành giải cuộc thi Tinh anh Kinh doanh Sinh viên Quốc tế

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực

'Độ khó' hay 'độ mới' của đề thi tốt nghiệp THPT có thể tăng dần nhưng phải ở mức tạo động lực cho người dạy và người học, chứ không trở thành áp lực.

Đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo động lực đổi mới thay vì áp lực
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar