18/07/2016 13:06 GMT+7

Tình người Sài Gòn: chuyện bác sĩ không nhận phong bì

T.MY (ghi)
T.MY (ghi)

TTO - Những câu chuyện nhỏ đầy ấm áp về tình người Sài Gòn - TP.HCM được rất nhiều người chia sẻ cho dù họ không sinh ra ở thành phố này mà chỉ là dân nhập cư từ phương xa đến.

Bác sĩ Trần Hoàng Minh, 29 tuổi, quốc tịch Mỹ, học Trường ĐH Houston (Mỹ) và tốt nghiệp ĐH Queensland (Úc) đã chọn Bệnh viện Gò Vấp, TP.HCM làm việc -Ảnh tư liệu.

 

Bạn Vũ Trung Kiên cho biết mình không phải là người gốc ở Sài Gòn nhưng mấy chục năm sống ở đây, tính cách người Sài Gòn thấm vào anh một cách tự nhiên nhất.

Trung Kiên kể: "Năm 2014, Học viện Báo chí Tuyên truyền mời tôi đi giảng cho một lớp cử nhân ở Thái Nguyên, các anh chị em học viên cứ tấm tắc hoài, thích phong cách Sài Gòn của thầy. Đến nay các anh chị vẫn liên lạc và tình cảm vẫn nồng hậu.

Tôi đi học ở Hà Nội, thỉnh thoảng có người quen trong này (anh xe ôm, chị ve chai, chị bán báo dạo) gọi ra hỏi thăm, tôi nói nghề nghiệp của họ thì các bạn ở Hà Nội ngạc nhiên lắm.

Họ đâu biết rằng ở Sài Gòn bất kể là ai, miễn "chơi được" là chơi, vô tư".

Một câu chuyện khác cũng từ bạn Vũ Trung Kiên: 

"Buổi sáng ngày nghỉ, chúng tôi tập trung uống cà phê, đang ngồi một lúc thấy anh đi vào, anh chào cả bàn nên cũng không biết anh quen ai ở đây. 

Anh đi dép lê, áo bỏ ngoài quần, chạy xe máy cà tàng đến. Lúc sau có việc nên anh về trước, tôi hỏi ra thì mới biết đó là chủ một doanh nghiệp cực lớn".

Bạn Hương Nguyễn kể:

"Có lần hai vợ chồng lên công an quận đổi CMND, gặp hai vợ chồng nọ rất già cũng đi đổi CMND. Họ không biết chữ nên nhờ vợ chồng mình viết giúp. Xong xuôi, bà vợ nói “cô chú cho chữ tính bao nhiêu tui trả".

Phải một lúc hai vợ chồng mình mới hiểu là họ muốn trả tiền. Họ hỏi với sự tôn trọng, thẳng thắn.

Hay thật!"

Bạn đọc Nguyễn Phúc thì muốn gửi lời cảm ơn đến "một cô em gái nhỏ SG" vì đã làm "hai thằng Đà Nẵng" rất bất ngờ. Bạn kể: 

Một chiều, tôi với người bạn đang chạy xe máy thì trời bỗng mưa như trút. Chạy cố gần 100m, tấp vào được một tiệm tạp hóa nho nhỏ ở quận 3, hai thằng vẫn ngồi nghiêng người trên xe để tránh mưa và hỏi mua áo mưa.

Trả tiền xong cô bé SG bảo hai anh giơ tay lên làm hai thằng Đà Nẵng trố mắt không biết giơ tay lên làm gì. Thế là cô bé bảo để em mặc áo mưa giúp hai anh.

Thật không có gì bất ngờ hơn. Qua chia sẻ này, nếu may mắn em gái SG ngày đó đọc được thì cho hai anh gửi lời cảm ơn nhé. 

Bạn Huỳnh Đăng Lân kể câu chuyện 1 xị xăng miễn phí giúp mình trong lúc khó khăn:

Hôm đó, xe hết xăng, thế là tôi phải dẫn bộ trên đường vì không biết chỗ nào có cây xăng để đổ. Bỗng tôi gặp một chú ngồi trên vỉ hè, chú hỏi tôi xe hết xăng hả. Thế rồi chú lấy 1 xị xăng ra cho tôi đổ, tôi gửi tiền thì chú không nhận. 

Chú nói chú không bán xăng, cứ để chai xăng đó, ai lỡ hết xăng thì chú cho chứ không lấy tiền.

Bạn Chiêu Hoa thì "thương gì đâu" người Sài Gòn vì: Sáng ra bưu điện gửi bưu phẩm, chiều lại ra lần nữa, gửi tiền xe, anh coi xe đen nhẻm, ốm nhách nhất định không lấy nữa, anh bảo: "Sáng lấy một lần thôi, đủ rồi". Nói sao cũng không chịu cầm, thương gì đâu. 

Bạn Leon kể về kỷ niệm đi ăn bánh canh quên mang tiền của mình. Để rồi từ cái duyên đó, bạn trở thành "mối ruột" của quán bánh canh:

Mình nhớ hôm đó buổi trưa, đi làm về đói bụng nên ghé tiệm bánh canh cua trên đường. Vô quán người ta hầm hố kêu:

- Cô ơi cho con 1 tô bánh canh đặc biệt, lấy cục giò heo bự bự nha!

Nào ngờ đâu ăn xong, mở túi xách ra mới thấy quên đem theo bóp tiền, xấu hổ chết đi được! Ấy vậy mà cô chủ quán sau khi biết chuyện lại không ngần ngại nói: 

- Thôi, con cứ đi về nhà nghỉ ngơi đi. Trưa nắng, đi làm về mệt rồi, khi nào có ghé quán cô ăn nữa thì trả luôn cũng được. Không cần phải chạy về nhà lấy tiền quay lại trả liền đâu.

Lần thứ hai mình đến quán của cô không chỉ để trả tiền "nợ" lần trước mà còn trở thành mối ruột của quán bánh canh này về sau.

Lúc đó mình mới thấy tình người Sài Gòn ấm áp, bình dị thấy thương đến vậy! Sống ở Sài Gòn 10 mấy năm nay, bây giờ dù có đi đâu cũng mong quay trở lại Sài Gòn.

Không chỉ Leon mà rất nhiều người khác cũng được những chủ quán Sài Gòn cho "ăn thiếu", "mua thiếu", "chừng nào có quay lại trả" như vậy.

Bạn Sông Thu còn kể có lần mua bánh mì nhưng vội quá nên quên lấy tiền thối, hai tuần sau quay lại, nhân viên bán bánh mì vẫn nhận ra chị và nói lần này khỏi trả tiền vì lần trước trả còn dư. 

"Sao mà ấm lòng đến thế. Sài Gòn đẹp lắm, dân Sài Gòn đáng yêu lắm. Tôi yêu thành phố mình", bạn viết.

Bạn Nguyễn Văn Sơn chia sẻ ấn tượng của bạn về một bác sĩ ở Sài Gòn:

"Một lần vào Sài Gòn chữa bệnh ở bệnh viện Bình Dân, tôi nghĩ "phải có phong bì cho bác sĩ vui vẻ".

Sau khi mổ xong tôi gặp bác sĩ Ph - người mổ cho tôi - và đưa phong bì với trị giá gần một chỉ vàng để cảm ơn. Nhưng bác sĩ không nhận, ông chỉ nói: "Cảm ơn, tiền viện phí của anh đóng trong đó có tiền công của tôi rồi".

Một bác sĩ làm ở bệnh viện khác cũng không nhận phong bì cảm ơn của tôi. Tôi cứ suy nghĩ mãi với sự thiện cảm và lòng biết ơn về các bác sĩ ở Sài Gòn".

*Bạn từng gặp những tình huống ngoài đời đầy nhân văn và ấm lòng ở Sài Gòn - TP.HCM và mọi vùng miền đất nước khác? Xin hãy kể với mọi người qua phần Bình luận bên dưới.

T.MY (ghi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Thay vì né tránh, nhiều bạn trẻ chọn đối diện với thất nghiệp bằng cách tạo kênh TikTok nhằm chia sẻ trải nghiệm, đồng thời tìm kiếm cơ hội mới.

Xây kênh TikTok kể chuyện hậu thất nghiệp, nhận lời mời... đi làm

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Hàng nghìn thanh niên công nhân tranh giải chạy bộ, cầu lông, diễn văn nghệ… lan tỏa năng lượng tích cực trong Ngày hội Thanh niên công nhân tại Bắc Giang.

Công nhân xỏ giày đi chơi thể thao, lan tỏa năng lượng tích cực

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội TikTok đang lan truyền một trào lưu mang tên 'thối não' với loạt nhân vật AI kỳ quái, phi lý nhưng lại cuốn hút đến khó hiểu.

Vũ trụ 'thối não' Tung Tung Tung Sahur, Bánh mì ram ram hút bạn trẻ cỡ nào?

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội

Ngày 6-5, Thủ tướng New Zealand, ông ChristopherLuxon, đã đề xuất lệnh cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội, nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ thế hệ trẻ khỏi những hiểm họa từ các nền tảng công nghệ lớn.

New Zealand đề xuất cấm trẻ dưới 16 tuổi dùng mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar