10/07/2016 12:18 GMT+7

Tính cách người Sài Gòn trọng nghĩa khinh tài

T.MY tổng hợp
T.MY tổng hợp

TTO - Tính cách người Sài Gòn: 1. Yêu nước, 2. Linh hoạt, năng động, sáng tạo, 3. Trọng nghĩa, khinh tài, 4. Phóng khoáng, hiếu khách, 5. Dễ dung hợp, dung hòa, 6. Sống thực tế. Và còn gì nữa?

Thiếu nữ và trẻ em khoe sắc trên đường hoa Nguyễn Huệ - Ảnh tư liệu

Sau loạt bài  nhiều bạn góp thêm những suy nghĩ, chia sẻ, câu chuyện của mình về người và đất Sài Gòn.

Bạn Ngọc Diệp kể câu chuyện của mình: 

"Gần 6 năm làm “người Sài Gòn” cô sinh viên tỉnh lẻ như tôi mang nhiều ân tình với mảnh đất này. Cảm nhận của tôi là người Sài Gòn “nói ít làm nhiều”, vẽ ngoài khép kín nhưng trong lòng rộng mở. Ngày tôi chân ướt chân ráo lên Sài Gòn trọ học rồi một kiếm một chân gia sư.

Lần đầu tiên bước vào tòa nhà khá lộng lẫy của cô học trò con một vị giám đốc công ty khiến tôi không khỏi ngại ngần. Rồi thái độ khá lạnh lùng của bà giám đốc cũng khiến tôi lo lắng khi bà chỉ dành ít lời hỏi thăm quê quán, tên tuổi…

Tất nhiên mọi khó khăn của gia đình, của cô gái quê lên thành trọ học tôi chỉ dám chia sẽ cùng cô học trò khi dần thân thiết. Và thật bất ngờ khi chỉ ít ngày sau bà giám đốc bảo tìm được cho tôi 2 cô học trò mới nhà chỉ cách một con phố.

Tôi cảm nhận từ ngày tôi “tâm sự” cùng cô học trò thì bà giám đốc dù vẫn giữ thái độ khép kín nhưng luôn dành cho tôi nhiều thiện cảm và sự giúp đở chân tình, thiết thực.

Một cô gia sư còn non nớt tuổi nghề tuổi đời, chưa “đứng lớp” được bao lâu, chưa ghi dấu ấn thành tích gì cho học trò mà được hưởng nhiều “bổng lộc” đến không ngờ.

Cứ mỗi dịp lễ, tết, ngày kỉ niệm, thành lập như 30-4, 2-9 hay ngày nhà giáo, quốc tế phụ nữ… bà đều trân trọng gởi đến tôi chiếc bao thư kèm lời chúc tặng. Mỗi lần tôi xin phép về quê là bà khéo léo gời bao thư bảo tôi “mua chút quà về cho ba mẹ”.

Có lẽ bà là hình mẫu đầu tiên mang đến cho tôi sự cảm nhận về tích cách nghĩa hiệp, hào sảng của người Sài Gòn. Với bà, tôi còn trân quý vì sự kín đáo, tế nhị.

6 năm làm dân Sài Gòn không phài chỉ toàn nếm vị thơm mật ngọt mà còn có không ít trái đắng. Như lần tôi bị mất chiếc laptop ở phòng trọ, lần bị va quẹt xe mà với một thanh niên còn suýt bị hành hung… nhưng có lẽ nó không đủ để xóa mờ những hình ảnh đẹp giữa Sài Gòn.

Tôi yêu quý chú vá xe đầu hẻm với “tiêu chí” bơm xe miễn phí cho sinh viên nhà trọ. Tôi mến chú photocopy luôn ưu ái “tính rẻ” tài liệu học tập. Thích chị chủ quán cơm bình dân không ít lần gởi lại điện thoại bỏ quên, cũng như chú xe ôm từ chối lấy tiền cuốc xe hướng dẫn tôi chờ đón xe buýt…

Có lẽ đó là những hình tượng dễ mến của mảnh đất Sài Gòn - TP.HCM luôn đầy ấp tình người, đong đầy cảm xúc…".

Thể dục đồng diễn ở trung tâm TP.HCM - Ảnh tư liệu TT

Một bạn từ Đà Nẵng dùng từ "chơi được" để miêu tả tính cách của người Sài Gòn. Bạn viết: 

"Người Sài Gòn nói chung chơi được, đến đâu cũng được hoan nghênh và điều cơ bản nhất là không quá sâu sắc về lời nói và không quá khôn khéo về lối sống nên lần đầu tiên khi tiếp xúc, người đối diện không tốn nhiều thời gian thăm dò, nghi ngờ hay dè dặt".

Một bạn khác cho rằng người Sài Gòn "lễ phép nhưng không màu mè thấy phát mệt, thích sự đơn giản, ghét sự rườm rà".

"Ngoài ra, người Sài Gòn còn thẳng ruột ngựa, thấy sao nói vậy, dù biết nhiều khi sự thật mất lòng, chịu không chịu thì thôi, không lòng vòng chi cho mỏi miệng.

Người Sài Gòn còn thi ân bất cầu báo, mà nếu muốn báo ân thì chỉ cần một chầu lai rai "nước mắt quê hương" kết nghĩa bằng hữu chi giao là xong. Sẵn sàng giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha (không phải chỉ can ngăn ẩu đả mà còn là cứu giúp, cưu mang người hoạn nạn...).

Nên không chỉ người Việt với nhau, mà kể cả nhiều dân Tây cũng nói là rất thích người Sài Gòn - TP.HCM nói riêng".

Một bạn chia sẻ rằng "người Sài Gòn - TP.HCM đặc biệt thích giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh quanh mình".

"Những khi đồng bào miền Trung, miền Tây chịu thiên tai, lũ lụt, người Sài Gòn chẳng ai bảo ai, chẳng làm theo phong trào, cứ thế tìm đến những nơi quyên góp, các toà soạn báo, lũ lượt xếp hàng để được chia sẻ, để được yêu thương với chính đồng bào của mình. Người Sài Gòn quan niệm cho đi tức là nhận".

"Tôi được nghe mẹ tôi kể lại, cái nếp sống của người Sài Gòn chỉ gói gọn 2 chữ "quốc tế". Ngẫm lại thì đúng như vậy, cái nếp sống quốc tế đó lòng luôn mở với bất cứ điều gì", bạn Mai Phú kể. 

"Chỉ có 3 từ rất chính xác là: người quân tử" - bạn NTS nhận xét. 

Bạn Trương Lợi Phước dẫn lại đúc kết từ bài giảng của một người thầy - Thạc sĩ Nguyễn Sỹ Nồng: 

Tính cách người Sài Gòn: 

1. Yêu nước

2. Linh hoạt, năng động, sáng tạo

3. Trọng nghĩa, khinh tài

4. Phóng khoáng, hiếu khách

5. Dễ dung hợp, dung hòa

6. Sống thực tế

* Theo bạn, tính cách nào là đặc trưng của người Sài Gòn? Xin mời bạn để lại ý kiến ở mục Bình luận bên dưới.

T.MY tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Báo cáo thường niên lần thứ 14 của Deloitte khảo sát hơn 23.000 người tại 44 quốc gia, dự kiến đến năm 2030 gen Z và gen Y chiếm gần 75% lực lượng lao động toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ về kỳ vọng, giá trị và ưu tiên nghề nghiệp.

Tương lai công việc trong mắt gen Z: Tìm cơ hội phát triển thật sự

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Câu chuyện rác thải nhựa, môi trường sống trở thành nỗi trăn trở của không ít sinh viên tại diễn đàn Khoa học sinh viên quốc tế TP.HCM 2025 trong các phiên trình bày poster và thuyết trình chuyên đề.

Khi sinh viên bàn về phát triển bền vững

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

L’Oreal tung chiến dịch “Tái nạp đầy, cùng nhau” trên toàn thế giới để khuyến khích người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sản phẩm tái nạp như một phong cách làm đẹp mới.

Tái nạp sản phẩm làm đẹp thúc đẩy lối sống xanh

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh

Gen Z còn hứng thú làm nông không? Còn chứ, nhưng phải là làm nông nghiệp xanh hướng đến phát triển bền vững.

Chàng trai gen Z làm giàu từ nông nghiệp xanh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar