28/03/2020 21:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Tin giả gánh hậu quả thật' vào tranh cổ động phòng chống COVID-19

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - ‘Tin giả gánh hậu quả thật’ là một trong 14 bức tranh cổ động tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 vừa được chọn lựa từ hơn 100 bức trong cuộc vận động sáng tác ngắn kỷ lục của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 1.

Đeo khẩu trang thường xuyên và đúng cách để phòng, chống dịch Covid- 19 hiệu quả của tác giả Lưu Yên Thế (Hà Nội)

Một cuộc vận động sáng tác tranh cổ động ngắn kỷ lục với chỉ 5 ngày vừa được Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch) tổ chức nhằm kịp thời phục vụ tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19, nhưng bất ngờ nhận được sự tham gia rất đông đảo của họa sĩ cả nước.

Trước yêu cầu phục vụ tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19, Cục Văn hóa cơ sở đã gửi thư tới các họa sĩ giàu kinh nghiệm trên cả nước mời tham gia sáng tác tranh cổ động về tuyên truyền về phòng, chống dịch COVID-19.

Do tính chất căng thẳng, gấp gáp, chống dịch như chống giặc, Cục Văn hóa cơ sở đã đưa ra thời gian sáng tác cho các họa sĩ ngắn kỷ lục: từ ngày 10 đến 15-3.

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 2.

Tác phẩm Tin giả gánh hậu quả thật của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Dung (Hà Nam)

Tuy eo hẹp thời gian nhưng sau 5 ngày, ban tổ chức đã nhận được 103 tranh tham gia của 23 họa sĩ. Có những họa sĩ gửi nhiều tranh tham dự, như họa sĩ Đỗ Trung Kiên có tới 10 tranh đa dạng phong cách.

Có được tinh thần hào hứng tham gia của các họa sĩ lần này, theo ban tổ chức, là do các nghệ sĩ khi đứng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng đều muốn chung tay góp sức vào công cuộc phòng, chống dịch mà Chính phủ và toàn dân đang đồng lòng thực hiện.

Chất lượng nghệ thuật của các bức tranh cổ động tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 lần này có thể chưa làm hài lòng nhiều người khắt khe, nhưng lòng nhiệt tình cống hiến cho công cuộc chiến đấu đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 của các họa sĩ là rất đáng trân trọng.

Hội đồng nghệ thuật đã chọn được 14 tranh có chất lượng để tuyên truyền. Trong đó, các họa sĩ Hà Nội chiếm tới một nửa số tranh được chọn.

Từ 14 bức tranh này, Cục Văn hóa cơ sở ấn hành 4 mẫu tranh, 1.000 đĩa tranh cổ động tuyên truyền gửi về các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt gửi về các xã, phường của các trung tâm đô thị lớn là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng để tuyên truyền tại cơ sở.

Một số tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật lựa chọn:

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 3.

Tác phẩm Hãy rửa tay thường xuyên, đúng cách với xã phòng và nước sạch của Nguyễn Tuấn Khởi (Hà Nội)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 4.

Tác phẩm Sốt, ho, khó thở đến ngay cơ sở ý tế gần nhất để được tư vấn, thăm khám, chữa bệnh của họa sĩ Lưu Yên Thế (Hà Nội)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 5.

Tác phẩm Không tụ tập đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm của Lê Thuận Long (Quảng Bình)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 6.

Tác phẩm Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xã phòng để phòng, chống dịch của Trân Duy Trúc (Hà Nội)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 7.

Tác phẩm Hãy cùng nhau ngăn chặn COVID-19 của Đỗ Trung Kiên (Hà Nội)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 8.

Tác phẩm Chung sức đồng lòng chống dịch COVID-19 của Đỗ Như Diểm (Thái Bình)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 9.

Tác phẩm Vì một thế giới không có COVID-19 của Nguyễn Anh Minh (Vĩnh Phúc)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 10.

Tác phẩm Không để dịch bệnh COVID-19 lây lan ra cộng đồng của Hà Quốc Minh (Hòa Bình)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 11.

Tác phẩm Chủ động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là trách nhiệm của mọi người của Hà Quốc Minh (Hòa Bình)

Tin giả gánh hậu quả thật vào tranh cổ động phòng chống COVID-19 - Ảnh 12.

Tác phẩm Sử dụng khẩu trang thường xuyên, rửa tay đúng cách để phòng, chống dịch COVID-19 của Lê Thuận Long (Quảng Bình)

‘Cách ly xã hội’ để chống dịch bệnh xuất hiện từ khi nào?

TTO - "Phong tỏa và cách ly xã hội" đang là biện pháp được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19. Nhưng đó thực ra không phải là biện pháp của thời hiện đại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar