19/03/2019 08:03 GMT+7

Tìm việc xứ chuột túi

NGUYỄN CHI ANH ĐÀI
NGUYỄN CHI ANH ĐÀI

TTO - "Chị lớn tuổi vậy, học xong ra trường xin việc liệu họ có nhận không?". Đang học năm cuối khoa công nghệ thông tin ở Trường Swinburne (tiểu bang Victoria, Úc), một bạn trẻ học cùng đã hỏi tôi câu thật... dễ ngoảnh mặt làm ngơ!

Tìm việc xứ chuột túi - Ảnh 1.

Dennis đã thành chuyên gia công nghệ ở Úc - Ảnh: nhân vật cung cấp

Xứ chuột túi, người làm việc giỏi rất được tôn trọng và được tạo điều kiện đặc biệt, chứ không bị cào bằng hay đố kỵ. Đó là động lực cho chúng tôi luôn cố gắng

Chị Trần Thị Lệ (du học sinh năm cuối ngành quản trị kinh doanh ở Úc)

Mới nghe, tôi cũng hơi phật ý. Ở Úc, những câu hỏi như thế là khiếm nhã. Nhưng rồi chợt nhớ cậu bạn du học sinh mới sang Úc chưa lâu, nên tôi vui vẻ trả lời: "Được chứ em, mình đủ năng lực thì họ tuyển thôi!".

Vật vã làm thêm

Thật sự, tìm việc ở Úc vừa dễ lại vừa khó. Đoạn trường chỉ du học sinh nào từng trải mới thấu. Dennis Nguyễn không giấu nổi sự ngậm ngùi khi nhớ về những ngày kiếm việc làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt, học hành. 

Cũng như những du học sinh không có sự hỗ trợ mạnh từ gia đình, Dennis phải vừa học vừa quần quật làm thêm. Công việc không hề dễ kiếm, nhất là đối với du học sinh chân ướt chân ráo mới qua và tiếng Anh còn hạn chế. Dennis chấp nhận làm ở một tiệm thịt với tiền lương bằng nửa số lương tối thiểu theo quy định. 

Anh tâm sự: "Hồi còn ở VN, tôi chưa từng vào bếp, mà giờ phải làm đủ mọi việc từ chặt gà, xay thịt đến dọn vệ sinh. Ngay ngày đầu được giao việc, thái thịt lóng ngóng thế nào tôi cắt luôn vào tay, máu văng tung tóe". 

Vì chủ chỉ trả lương tiền mặt, không trả thuế, không hợp đồng, nên anh không có chế độ bảo hiểm đền bù cho nhân công, cũng không được chế độ nghỉ khi bị tai nạn lao động. Anh phải tự trả phí bác sĩ và ngay hôm sau vẫn đi làm dù vết thương còn đau nhức...

May mắn hơn Dennis, Đăng Lê được gia đình hỗ trợ tài chính du học, nên việc làm thêm không quá cấp thiết. Đăng đi làm chủ yếu muốn có thêm cơ hội rèn luyện tiếng Anh, học hỏi kinh nghiệm và dành dụm cho những chuyến du lịch tìm hiểu nước Úc và thế giới. Anh tránh không xin việc ở những nhà hàng VN.

Anh đọc mẩu tin tuyển người trên trang mạng Úc nên điện thoại xin việc, người tiếp nói giọng Úc, nhưng khi anh đến thử việc thì quản lý lại là VN. Họ thỏa thuận mức lương tiền mặt cũng thấp hơn luật quy định. Nghĩ mình mới vào, Đăng đồng ý với hi vọng quen việc sẽ được tăng lương. 

"Thời gian sau, khi đã rành rẽ công việc, tôi chủ động đề nghị tăng lương theo cách thức một số chuyên gia trên mạng khuyên. Chủ ậm ừ không trả lời rõ, nhưng bắt đầu kêu đi làm ít dần và sau đó viện cớ mùa này ít khách, khi nào đông khách sẽ gọi lại!" - Đăng kể kỷ niệm buồn.

Ngày mai trời lại sáng

Bị nghỉ việc vì "tội" đòi tăng lương, Đăng quyết định xin việc "chuyên nghiệp" và nộp đơn vào những nơi phù hợp chuyên ngành của mình. Với khả năng tiếng Anh khá vững, cũng không khó để Đăng tìm một việc thích hợp. Nhưng tiếc thay, vì visa của anh chưa được thường trú nên anh chỉ được nhận làm tạm thời dù anh đủ năng lực và người quản lý cũng rất hài lòng.

Còn Dennis phải vật lộn qua nhiều công việc khác nhau, có khi làm 16 tiếng mỗi ngày để đủ tiền học phí. Cuối cùng anh cũng tốt nghiệp cử nhân loại giỏi khoa công nghệ thông tin và tìm được một việc với mức lương khởi điểm không mấy cao. Anh vẫn kiên trì làm để học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ luyện tiếng Anh. 

Không lâu sau, những nỗ lực của anh đã không uổng phí. Tin vui đến dồn dập, sau khi cưới được cô bạn gái, anh đạt điểm thi tiếng Anh cao đủ để Bộ Di trú cấp visa định cư diện tay nghề. 

Hiện Dennis đang làm cho một công ty công nghệ phần mềm của Úc, được tôn trọng và hưởng chế độ đãi ngộ xứng đáng, điều mà khi còn khiêng vác những tảng thịt nặng nề với anh chỉ là mơ ước. 

Vợ Dennis luôn cảm thấy hãnh diện mỗi khi nhắc đến chồng mình: "Ngoài tình yêu với chồng, em còn ngưỡng mộ sự chịu khó và thương những vất vả mà chồng em đã vượt qua!".

Trang Phạm, cô sinh viên sau khi kể cho tôi nghe những ngày đầu khốn khó không kém gì trường hợp Dennis, đã chân tình: "Cuộc sống em bên này khá vất vả, em phải làm đủ mọi việc, không như hồi ở VN cái gì cũng có cha mẹ lo sẵn. 

Nhưng em cảm thấy biết ơn những khó khăn đã trải qua, vì nhờ đó em đã trưởng thành lên rất nhiều. Học hỏi được nhiều thứ, tự mình làm được nhiều việc, không ỷ lại vào cha mẹ. Biết quý giá trị thực và trân trọng những người làm việc kiếm tiền chân chính".

Tìm việc xứ chuột túi - Ảnh 3.

Dennis lúc còn lao động chân tay - Ảnh: nhân vật cung cấp

Đơn xin việc khác VN

Đặc biệt, ngoài những nỗ lực bản thân, các du học sinh cũng cần hiểu thêm luật pháp và văn hóa Úc, để lá đơn xin việc không bị "dị ứng" ngay từ đầu. Hồ sơ xin việc ở Úc rất khác VN, chỉ tập trung xem xét kỹ năng và trình độ ứng viên. Có những nguyên tắc tối kỵ mà không phải bạn trẻ nào qua du học cũng biết. 

Đó là khi nộp đơn xin việc, không nên kèm hình ảnh dù là hình thẻ, không để tuổi tác cũng như không ghi giới tính hay vùng miền, sắc tộc. Đơn cũng không nhất thiết phải ghi tên thật trên giấy khai sinh, mà có thể để tên bạn muốn được họ gọi. Cũng không cần để địa chỉ nhà bạn, trừ khi được yêu cầu gửi thư liên lạc. Còn nếu nộp online, bạn chỉ cần địa chỉ email.

Công ty nào tuyển người mà ghi rõ giới hạn tuổi tác, giới tính, tình trạng gia đình, sắc tộc... thì theo luật đều có thể bị phạt vì phân biệt đối xử. Thông tin tuyển người cũng phải tránh ghi những điểm có thể nhằm để xác định tuổi tác, như họ đăng tuyển người "có kinh nghiệm" chứ không thể ghi "cần 10 năm kinh nghiệm".

Ở một số trường đại học như Swinburne (điểm đến của nhiều nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia VN) đã dành hẳn một môn học chỉ dẫn cách làm đơn xin việc. Môn học này không phải đóng lệ phí và cũng không tính điểm, nhưng lại là môn học bắt buộc.

Thực tế, nhiều du học sinh hay bị vướng mắc vấn đề visa. Nhiều người khi ra trường đủ kỹ năng tay nghề cũng như giỏi tiếng Anh, nhưng công ty lại không tuyển du học sinh. 

Điều này có khi trở thành câu hỏi khó giải đáp như kiểu "cái trứng có trước hay con gà có trước". Bởi họ sẽ được thêm điểm để xin visa thường trú ở Úc nếu có việc toàn thời gian, nhưng nhiều công ty sẽ không nhận nếu họ không có visa thường trú! 

Thế nên, nhiều du học sinh tốt nghiệp xong cầm tấm bằng vẫn loay hoay không biết làm gì. Chuyện người tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ phải đi chạy bàn, phụ bếp hay cắt cỏ, đóng sàn gỗ, lau chùi nhà vệ sinh... là điều không lạ lùng gì.

Nhưng cũng may là không mấy ai kỳ thị việc chân tay này, cũng như không ít du học sinh Việt đã vươn lên và đảm trách những việc quan trọng được kính trọng ở xứ Úc...

Luật pháp Úc rất bảo vệ người lao động, nhưng cũng khó tránh những kỳ thị ngầm cũng như vẫn có chuyện "phép vua thua lệ làng". Thông báo tuyển dụng ghi rõ chỉ cần nữ hoặc nam với độ tuổi giới hạn không hiếm thấy trong những thông tin tuyển người bằng tiếng Việt.

Úc cũng có quy định mức lương tối thiểu và phù hợp cho cấp bậc ngành nghề, nhưng chuyện trả lương thấp hơn quy định vẫn xảy ra và nhiều người vẫn lờ đi để "được yên thân".

NGUYỄN CHI ANH ĐÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar