03/08/2017 15:09 GMT+7

​Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Hóa thạch của những loài chim kích thước nhỏ được tìm thấy ở New Mexico, Mỹ đã hé mở cho các nhà khoa học vài điều xảy ra sau khi khủng long tuyệt chủng.

Ảnh vẽ bộ chim chuột mà hóa thạch của chúng vừa được các nhà khoa học tìm thấy - Ảnh: Sean Murtha

Theo đó, hóa thạch của bộ chim chuột 62 triệu năm trước cho thấy lớp chim đã “phục hưng”, phân hóa nhanh chóng và đạt tới số lượng lớn như ngày nay.

Trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, nhóm nghiên cứu cho biết các hóa thạch mới được tìm thấy dưới dạng mảnh vụn chứ không phải nguyên bộ xương. Tuy nhiên, nhờ những đặc điểm quan trọng như ngón chân thứ 4 có thể di chuyển xung quanh, lên trên hoặc xuống dưới giúp chúng leo trèo hay cầm nắm, họ tin tưởng rằng đây là hóa thạch của bộ chim chuột ngày xưa.

Họ đặt tên cho hóa thạch này là Tsidiiyazhi abini.  Con cháu của bộ chim chuột này hiện giờ vẫn còn sống trên những nhánh cây vùng hạ Sahara ngày nay.

Điểm lý thú nhất của những hóa thạch này chính là độ tuổi của hóa thạch, khoảng vài triệu năm sau khi thiên thạch va vào Trái đất dẫn đến khủng long tuyệt chủng khoảng 66 triệu năm trước.

Những động vật có vú khác cũng như lớp lưỡng cư cũng đã gia tăng số lượng nhanh chóng sau sự kiện trên.

Do những hóa thạch của các loài chim trong khoảng thời gian này rất hiếm, các nhà khoa học phải sử dụng đồng thời những nghiên cứu di truyền học để suy luận rằng một số loài đã may mắn sống sót và phát triển trở lại.

Những cây phả hệ trước đây cũng sử dụng dữ liệu này để phân loại các loài chim, tuy nhiên không thể xác định được khoảng thời gian các loài chim mới phân tách khỏi các bộ chim. Giờ đây, với những hóa thạch được định rõ thời gian, nhóm nghiên cứu có thể biết được chính xác khoảng thời gian các loài chim tiến hóa.

Ngoài ra, Ksepka Daniel - nhà nghiên cứu chim cổ ở Bảo tàng Bruce, Connecticut cho biết nhóm nghiên cứu đã xác định được tổ tiên của 9 giống chim trên cạn quan trọng cũng đã sinh sôi nảy nở mạnh mẽ sau thời kỳ khủng long tuyệt chủng, từ bộ chim chuột, cú đến những loài chim săn mồi như diều hâu hay đại bàng. Sau đó khoảng 3,5 triệu năm, các giống chim này bắt đầu phân tách.

Đồng thời Ksepka cũng cho biết các nghiên cứu gần đây cho thấy những loài chim quen sống dưới nước như chim cánh cụt cũng trải qua quá trình tương tự. Đầu năm nay, một nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những hóa thạch loài chim cánh cụt cao 1,5m khoảng 61 triệu năm trước ở New Zealand.

“Những hóa thạch mới phát hiện cực kỳ giá trị”, Helen James - nhà cổ sinh vật học ở Viện Smithsonian, Washington D.C nhận xét. “Nghiên cứu này đã củng cố bằng chứng về một thời kỳ gia tăng nhanh chóng những loài chim hiện đại”.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Một đàn cá heo di cư bơi ngang qua vịnh Nha Trang với số lượng gần 100 con.

Đàn cá heo gần 100 con xuất hiện trên vịnh Nha Trang

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Hố đen nằm ở trung tâm thiên hà cách Trái đất khoảng 2,18 tỉ năm ánh sáng khiến giới khoa học sửng sốt khi bắn ra các 'viên đạn khí' siêu tốc.

Chưa từng thấy trong lịch sử thiên văn: Hố đen siêu khối bắn ra 'đạn khí'

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Phát hiện này mở ra hướng nghiên cứu mới về sự hình thành hành tinh và khả năng tồn tại của sự sống trong vũ trụ.

Lần đầu tiên phát hiện băng nước ngoài Hệ Mặt trời

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar