24/10/2017 08:40 GMT+7

Tìm lại hình bóng giai nhân trong ký ức một ảnh viện Sài Gòn

CƯỜNG NGUYỄN
CƯỜNG NGUYỄN

TTO - Trong câu chuyện hồi tưởng của ông chủ hiệu ảnh vang danh thuở nào, dường như còn thấy được những biến động, thăng trầm của một Sài Gòn lớp lớp phế hưng.

Tìm lại hình bóng giai nhân trong ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Ảnh 1.

Bìa sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Câu chuyện Viễn Kính - Ảnh: C.N

Sống một cuộc đời bình thản, làm nghề một cách bình thản và đối diện với mọi biến động của thời thế theo một cách cũng hết sức bình thản. 

Có lẽ sẽ chẳng có gì thú vị để nói về Đinh Tiến Mậu nếu như ông không nắm giữ trong mình một kho tàng quá khứ giá trị, đó là một gia tài khổng lồ những bức ảnh chụp lại vô số tên tuổi, nhan sắc lừng danh của nền văn nghệ Sài Gòn một thuở.

Và có lẽ rồi những câu chuyện xoay quanh hiệu ảnh Viễn Kính, nơi cho ra đời những bức ảnh đặc biệt kể trên rồi cũng sẽ chìm vào quên lãng nếu như không có sự hội ngộ giữa người đàn ông đặc biệt này với Nguyễn Vĩnh Nguyên, để rồi từ đó, một cuốn sách hết sức đặc biệt cũng được thành hình.

TTO - Gây xôn xao từ khi còn là một bản thảo, cuối cùng tập truyện ngắn Năm mười mười lăm hai mươi cũng có được một số phận đàng hoàng. Độc lập tư duy, đổi mới quyết liệt, cây bút trẻ Nguyễn Vĩnh Nguyên với tác phẩm mới này đã xới lên những cuộc trò chuyện về cái gọi lại là sự dũng cảm trong thái độ cầm bút.

Ký ức một ảnh viện Sài Gòn, có thể tạm coi đây như một cuộc hành trình ngược dòng quá khứ xuyên suốt lại một đoạn đường lịch sử của nghề nhiếp ảnh Việt Nam kể từ khi bắt đầu xuất hiện cùng với những cái tên như Đặng Huy Trứ, Trương Văn Sán được ghi nhận như là những nhà nhiếp ảnh đầu tiên của xứ sở.

Kỹ thuật "chớp bóng" mới mẻ của phương Tây, khi đặt chân đến không gian nghề nghiệp đậm đặc tính làng xã truyền thống của người Việt đã tạo nên một mô thức đặc thù mà biểu trưng cụ thể chính là ngôi làng nhiếp ảnh có một không hai: Lai Xá.

Chính từ cái không gian làng nghề độc đáo ấy, nhân vật trung tâm cuốn sách - ông Đinh Tiến Mậu đã sinh trưởng cũng như khởi đầu cuộc hành trình gắn bó với nghề nhiếp ảnh cho đến gần trọn đời mình. 

Cuộc hành trình trải dài qua thời gian, xê dịch qua nhiều không gian khác nhau trải dài từ Bắc đến Nam, từ những ngày khi ông còn là cậu bé học việc đầu tiên tại tiệm ảnh Hợp Dung tại Hà Nội cho đến khi đã trở thành chủ nhân của ảnh viện Viễn Kính có tiếng tại Sài Gòn.

Nhưng có lẽ trong tất cả cuộc hành trình của cuộc đời mình, điều gần như là cơ duyên lớn nhất và cũng là điều làm nên "tên tuổi" của ông chủ hiệu ảnh Viễn Kính đó chính là việc chụp hình cho những ngôi sao hàng đầu của nền văn nghệ Sài Gòn một thuở. 

Chính cơ duyên và đặc thù mà hiếm ai có được trong công việc này đã giúp cho ông Đinh Tiến Mậu có được những đoạn ký ức và những câu chuyện vụn vặt nhưng đầy giá trị xoay quanh đời sống của những văn nghệ sĩ tài danh miền Nam.

TTO - Nhà văn, nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên vừa ra mắt tập sách Đà Lạt một thời hương xa (Du khảo văn hóa Đà Lạt 1954 - 1975) - công trình được anh thực hiện với một tình yêu Đà Lạt sâu đậm.

Từng đoạn ký ức đó được tái hiện một cách sinh động và chân thực trong cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn thông qua các ghi chép hồi tưởng của chính bản thân nhân vật hay sự tìm hiểu góp nhặt của tác giả.

Tất cả không ngoài dụng ý khắc họa lại đời sống của những con người đặc biệt, thú vị và cần mẫn xung quanh ảnh viện ở buổi hoàng kim khi còn "dập dìu tài tử giai nhân" và ngay cả lúc nó chỉ còn là hồi quang quá khứ.

Tuy nhiên, theo một cách vô tình, dù ông Đinh Tiến Mậu lựa chọn cho mình và cơ ngơi của mình cách sống vô tư và cái thế đứng ngoài mọi biến động của thời cuộc thì một phần nào đó, vẫn phải chịu sự chi phối và phản ánh ít nhiều của thời cuộc.

Thông qua câu chuyện trên bước đường xê dịch với nghề của ông, người ta phần nào mường tượng ra được cái không khí sôi động, đầy biến chuyển của cả Hà Nội lẫn Sài Gòn thế kỷ trước.

Sự phù hoa nhưng cũng đầy nghĩa tình, gắn bó của các giai nhân từng "làm mưa làm gió" nền văn nghệ miền Nam, những biến đổi, khó khăn ban đầu sau ngày đất nước thống nhất.

Hay qua câu chuyện đời của vợ chồng ông bà chủ Viễn Kính, người đọc cũng hiểu hơn được phần nào đời sống của thị dân Sài Gòn một thuở với đầy đủ cung bậc êm đềm lẫn biến động.

Những biến động riêng trong cuộc đời của một nghệ nhân, một ảnh viện nhưng đồng thời cũng mang một phần khuôn mặt đời sống chung của một đô thị đã dãi dầu qua "lớp lớp phế hưng".

CƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Đà Lạt là nơi duy nhất tại Việt Nam sở hữu cả 3 danh hiệu UNESCO. Khi tách thành 5 phường, nhiều kỳ vọng phát triển mới nhưng cũng có những lo ngại liệu thành phố di sản này có giữ được bản sắc văn hóa - sinh thái đặc trưng.

Đà Lạt định vị lại mình: Không chỉ là nơi để ngắm, mà là nơi để sống cùng

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Trong 6 tháng đầu năm, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM triển khai hiệu quả các đề án phát triển ngành, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, thể dục thể thao, đẩy mạnh công tác quản lý trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Hơn 1.000 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo các công trình di tích tại TP.HCM

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Thông qua kể chuyện bằng hình ảnh, nhiếp ảnh gia Nguyễn Khánh Vũ Khoa đã khắc họa sống động hơi thở cuộc sống người dân xứ dừa qua bộ ảnh ‘Bến Tre - người và đất’.

Xem những bức ảnh về xứ dừa Bến Tre tuyệt đẹp của chàng trai Nguyễn Khánh Vũ Khoa

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Từ lâu văn học nghệ thuật đã thiếu những Đông Ki Sốt. Người tốt ngày một trở nên lẻ loi, xa vắng trong văn học nghệ thuật. Đến lúc các nhà văn cần phải dắt tay đưa người tốt trở lại văn học nghệ thuật.

Văn nghệ sĩ phải ‘dắt tay người tốt trở lại văn học nghệ thuật’

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Khát vọng vương quyền được Sân khấu Chí Linh - Vân Hà quay hình và tải lên mạng xã hội để phục vụ khán giả yêu cải lương. Tú Sương và Võ Minh Lâm tiếp tục là đôi tình nhân nhiều trắc trở.

Tú Sương, Võ Minh Lâm, đôi tình nhân nhiều nước mắt trong Khát vọng vương quyền

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'

Đằng sau những giờ chẩn đoán, phẫu thuật cho người bệnh tai - mũi - họng, bác sĩ Đặng Hoài Anh (37 tuổi) còn là một nhiếp ảnh gia với những chuyến độc hành tìm kiếm chính mình qua khung ảnh.

Bác sĩ tai mũi họng Bệnh viện TP Thủ Đức đoạt giải nhất ảnh ẩm thực thế giới với 'Bánh hỏi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar