28/04/2025 06:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tiểu thương, hộ kinh doanh nhỏ không còn đứng bên lề kinh tế số

Tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ từng bị coi đứng "bên lề" nền kinh tế số nhưng tình hình đang dần thay đổi nhờ làn sóng ứng dụng số, nhất là khi đối mặt với áp lực minh bạch thuế.

tiểu thương - Ảnh 1.

Chủ tiệm tạp hóa sử dụng phần mềm bán hàng - Ảnh: K.V.

Từ ngày 1-6-2025, nghị định 70 yêu cầu các hộ có doanh thu mỗi năm trên 1 tỉ đồng phải xuất hóa đơn điện tử từ máy tính tiền sau mỗi giao dịch. Những yêu cầu này buộc tiểu thương phải minh bạch hơn, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ để quản lý hiệu quả và tiếp cận vốn vay chính thống.

Điện thoại thông minh giúp bớt chạy loanh quanh

Trước đây, tiểu thương thường quản lý bằng cách truyền thống: chạy quanh cửa hàng tìm sản phẩm còn hay hết, ghi chép sổ sách để tính lời lỗ cuối ngày. Thói quen này tiềm ẩn nhiều rủi ro như thất lạc sổ sách, ghi chép sai lệch và khó kiểm soát hàng hóa, dễ nhầm lẫn.

Nhưng công nghệ đang thay đổi điều đó và chiếc điện thoại thông minh giờ đây không chỉ để nghe gọi, mà còn là công cụ quản lý cả một sạp hàng.

Anh Nguyễn Toàn, chủ cửa hàng tạp hóa Hòa Tâm ven quốc lộ 1, huyện Quế Sơn, Quảng Nam, là một ví dụ điển hình.

Cách đây hai năm, anh chuyển sang dùng phần mềm quản lý bán hàng trên điện thoại, thay vì chỉ dựa vào "tay ghi, đầu nhớ". Ứng dụng này giúp anh nhập - xuất hàng hóa dễ dàng, tránh thiếu hàng hay tồn kho quá nhiều.

"Tôi biết ngay mặt hàng nào bán chạy để nhập thêm, mặt hàng nào ế để khuyến mãi kịp thời. Mọi thứ rõ ràng", anh Toàn chia sẻ.

Còn tại thành phố lớn như TP.HCM, nơi mức độ chấp nhận công nghệ cao, chị Linh (30 tuổi), chủ quán ốc trên đường Phạm Văn Đồng, quận Gò Vấp, đã áp dụng phần mềm quản lý bán hàng từ hơn sáu tháng nay.

Trước đây, vào dịp Tết, quán thường phải thuê thêm nhân viên thời vụ để phục vụ lượng khách đông. Từ khi sử dụng phần mềm, việc ghi món tại bàn và gửi thông báo đến quầy bếp chỉ mất vài giây, giúp quán phục vụ lượng khách tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba so với trước mà không xảy ra nhầm món.

Theo chị Linh, riêng chi phí nhân viên đã giảm khoảng 1/3 nhờ ứng dụng phần mềm này.

Xu hướng số hóa mạnh mẽ của tiểu thương và các đơn vị kinh doanh đã làm sôi động thị trường cung cấp giải pháp quản lý bán hàng. Nhiều nhà cung cấp tham gia, mang đến các dịch vụ đa dạng và phương thức hỗ trợ linh hoạt để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Trong lĩnh vực phần mềm quản lý bán hàng, KiotViet, Sapo và Sổ Bán Hàng nổi bật với các giải pháp phù hợp cho nhiều phân khúc khách hàng và ngành hàng.

Trong khi đó, các tập đoàn công nghệ lớn như Viettel, VNPT và Misa tận dụng hạ tầng công nghệ vượt trội, tích hợp các dịch vụ như hóa đơn điện tử, cung cấp giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp.

Nhờ đó, không chỉ ở các cửa hàng lớn, công nghệ còn len lỏi vào những góc chợ nhỏ nhất.

Phần mềm = lợi nhuận

Theo các công ty cung cấp phần mềm, việc sử dụng phần mềm giúp tiểu thương tiết kiệm đến 80% thời gian vận hành so với phương pháp thủ công. Các tính năng nổi bật bao gồm quản lý tồn kho, sổ kho, đơn nhập/xuất, in tem/mã vạch, giúp giải quyết hiệu quả các thách thức trong quản lý.

Theo CEO Sổ Bán Hàng, khách hàng của công ty thường tăng trưởng doanh thu online từ 15 - 30%, đồng thời 60 - 70% khách hàng có thể tính toán lãi lỗ chính xác hơn, thay vì ước lượng thủ công vào cuối ngày.

Đặc biệt, dữ liệu từ hoạt động như dòng tiền mỗi ngày, hóa đơn xuất nhập đang dần trở thành "chỉ số tín nhiệm" mới, thay cho tài sản thế chấp hay quan hệ cá nhân. Nhờ đó, các nền tảng quản lý bán hàng nắm rõ dòng vốn "chảy" trong từng hộ kinh doanh có thêm cơ hội kinh doanh mới, ở vai trò cầu nối giữa tiểu thương và tổ chức tài chính.

Đơn cử như KiotViet đã hỗ trợ khoảng 3.000 hộ kinh doanh tiếp cận các gói vay từ MB, VPBank, Vietcredit, với tổng vốn giải ngân được kỳ vọng "sớm đạt cột mốc hơn 2.000 tỉ đồng/năm".

Ông Đỗ Tuấn Anh, phó tổng giám đốc KiotViet, cho rằng khi rào cản tâm lý và chi phí được tháo gỡ, hộ kinh doanh nhỏ và siêu nhỏ sẽ là nhóm bứt phá nhanh nhất trong làn sóng số hóa.

Ông Bùi Hải Nam, CEO Sổ Bán Hàng, cũng cho rằng khi đã chứng minh được năng lực tài chính, tiểu thương có thể vay vốn chính thống để mở rộng quy mô, điều này đặc biệt quan trọng với các hộ kinh doanh nhỏ, thường phải xoay vòng vốn bằng vay nóng lãi suất cao.

Theo một số chuyên gia, dù còn gặp rào cản về chi phí và tâm lý ngại thay đổi, cần sự hỗ trợ từ phần mềm và cơ quan chức năng để đưa các ứng dụng số vào giao dịch hằng ngày. Quá trình này không chỉ giúp họ tiến gần hơn vào nền kinh tế chính thức, thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, mà còn góp phần nâng cao sự minh bạch trong nền kinh tế.

Bà Lý Kim Chi, phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, chủ tịch Hội Lương thực và Thực phẩm TP.HCM, cũng cho rằng để thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể.

Một trong những đề xuất là miễn hoặc giảm thuế trong hai năm đầu tiên sau khi chuyển đổi, đồng thời cần có hướng dẫn rõ ràng về thuế, kế toán và đảm bảo đơn giản hóa thủ tục đăng ký, giúp quá trình chuyển đổi diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.

Nộp thuế gần 26.000 tỉ đồng năm 2024

Tiểu thương và hộ kinh doanh nhỏ tại Việt Nam hoạt động chủ yếu trong khu vực phi chính thức: từ gánh hàng rong ở nông thôn đến mô hình "kinh tế bà nội trợ" ở đô thị. Chỉ 2,1 triệu hộ đăng ký chính thức.

Theo Cục Thuế (Bộ Tài chính): Hơn 5,2 triệu hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế gần 26.000 tỉ đồng trong năm 2024; hơn 100.000 hộ kinh doanh có doanh thu hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.

Bình quân mỗi hộ đóng thuế 2,7 triệu đồng mỗi năm, theo Economica Việt Nam.

Rào cản tâm lý và chi phí

Dù công nghệ mang lại nhiều lợi ích, không phải tiểu thương nào cũng sẵn sàng thay đổi.

Một nhân viên tư vấn của KiotViet, nền tảng đang phục vụ khoảng 300.000 hộ kinh doanh trong số hơn 5 triệu hộ trên cả nước, kể rằng phải gọi gần 50 cuộc mới thuyết phục được một chủ tiệm tạp hóa 60 tuổi dùng thử phần mềm.

Bà đã liên tục từ chối với lý do "chị ngại lắm" và đến lần gọi thứ 51 mới đồng ý dùng thử.

Tiểu thương số hóa để vươn lên - Ảnh 2.

Chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng sử dụng u ̛ ́ng dụng quản lý bán hàng - Ảnh: K.V.

Chi phí cũng là thách thức. Ông Bùi Hải Nam, CEO Sổ Bán Hàng, ứng dụng phục vụ 100.000 hộ kinh doanh, cho rằng nhiều tiểu thương chưa biết đến quy định hóa đơn điện tử, nghĩ rằng có thể làm việc trực tiếp với cán bộ thuế.

Đồng thời, các hộ kinh doanh còn lo ngại chi phí phát hành hóa đơn cao hoặc không đủ khả năng đầu tư thiết bị, phần mềm.

Hiện nay, các công ty cùng cung cấp giải pháp quản lý bán hàng kết hợp xuất hóa đơn, chữ ký điện tử... nhưng tiểu thương cần thêm hỗ trợ cụ thể để vượt qua rào cản tâm lý và đảm bảo chi phí hợp lý.

Hiện nay, sau thời gian dùng thử miễn phí, tiểu thương và chủ hộ kinh doanh có thể đăng ký thuê bao phần mềm quản lý bán hàng theo tháng hoặc năm, với các phần cứng đi kèm. Chẳng hạn, KiotViet cung cấp các gói dịch vụ phần mềm từ 250.000 - 490.000 đồng/tháng.

Thương mại điện tử đang len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Không chỉ ở các đô thị lớn, làn sóng tiêu dùng số hóa đang len lỏi mạnh mẽ cùng bước đi của thương mại điện tử vào đời sống nông thôn, nơi sinh sống của phần lớn dân số Việt Nam.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Trung Quốc đưa số liệu cho thấy vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay nhờ Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ đối mặt giá tiêu dùng tăng vọt và chuỗi cung ứng gián đoạn vì thuế quan cao.

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ

Các chuyên gia cho rằng thuế quan của Mỹ không chỉ là cú sốc, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt nhìn lại chiến lược phát triển và tái cấu trúc toàn diện, từ đó phát triển bền vững hơn trong dài hạn.

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Hoàng Quân bắt tay Novaland làm nhà ở xã hội, hiện thí điểm tại Bình Thuận

Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu cung ứng 5.000 căn nhà ở xã hội, hợp tác Novaland thí điểm tại Bình Thuận.

Hoàng Quân bắt tay Novaland làm nhà ở xã hội, hiện thí điểm tại Bình Thuận

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn

Bức tranh kinh doanh của các 'đại gia' top đầu ngành bất động sản có sự phân hóa rõ rệt.

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar