10/05/2025 16:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ

Các chuyên gia cho rằng thuế quan của Mỹ không chỉ là cú sốc, mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt nhìn lại chiến lược phát triển và tái cấu trúc toàn diện, từ đó phát triển bền vững hơn trong dài hạn.

Doanh nghiệp Việt tìm cách 'mở khóa' thị trường Mỹ - Ảnh 1.

Các diễn giả trao đổi tại "Cafe doanh nhân lần thứ 82" - Ảnh: TRƯƠNG LINH

Tại hội thảo “Cafe doanh nhân HUBA lần thứ 82" do Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM tổ chức ngày 10-5, các chuyên gia khách mời cùng nhiều doanh nghiệp đã cùng trao đổi về những tác động cũng như giải pháp đối với doanh nghiệp trước thuế quan của Mỹ.

Chủ động tăng sử dụng nguyên liệu nội địa

Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng Việt Nam không đơn độc trong cuộc chơi toàn cầu. Hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã có mở ra cánh cửa để doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác như Nhật Bản, Úc, New Zealand hay ASEAN với mức thuế ưu đãi và rào cản kỹ thuật thấp hơn.

Vì thế, theo nhiều chuyên gia, đây là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp Việt đa dạng hóa thị trường, thay vì lệ thuộc vào một quốc gia đơn lẻ.

Ông Phạm Bình An - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM - cho rằng ngoài việc mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp nên tái định hướng đầu tư cho thị trường nội địa, vốn được xem là điểm tựa chiến lược trong giai đoạn nhiều biến động.

“Riêng tại TP.HCM, chúng ta có đầy đủ lợi thế về dịch vụ tài chính, công nghệ, logistics và các khu công nghiệp phát triển. Thị trường nội địa không chỉ giúp ổn định đầu ra mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tối ưu chi phí và tăng trưởng dài hạn”, ông An phân tích.

Bên cạnh những tác động tiêu cực lên thị trường, ông Phạm Văn Việt - phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May - Thêu đan TP.HCM - cho rằng việc Mỹ áp thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu sang Việt Nam cũng là một “hồi chuông cảnh tỉnh” về vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Các doanh nghiệp cần rà soát, điều chỉnh chuỗi cung ứng và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu để tăng khả năng chống chịu.

“Ngành dệt may của chúng tôi đang đặt mục tiêu tăng tỉ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa từ khoảng 40% lên 60% để giảm thiểu các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ, đồng thời tối ưu chi phí sản xuất”, ông Việt nói.

Ngoài ra, yêu cầu “xanh hóa” và số hóa đang trở thành xu hướng không thể đảo ngược trong thương mại toàn cầu.

3 kịch bản với thuế quan của Mỹ

Trao đổi tại hội thảo, TS. Cấn Văn Lực cho biết đối với tình hình kinh tế hiện tại, Việt Nam đang chuẩn bị cho 3 tình huống có thể xảy ra sau khi hoàn thành đàm phán thuế quan với Mỹ.

Đầu tiên là kịch bản mức thuế đối ứng của Mỹ lên Việt Nam giảm xuống còn 20-25% so với mức thuế 46% ban đầu, xác suất xảy ra dự báo 60%. Phương án này có hiệu lực từ 9-7 và kéo dài một năm, sau đó đàm phán giảm mức thuế thấp hơn. Đối với kịch bản này, xuất khẩu có thể giảm 1,2-1,5 % so với kịch bản thông thường, nguồn vốn FDI cũng giảm 3-5%, tăng trưởng GDP được dự báo là 6,5-7%.

Một kịch bản tích cực hơn là Việt Nam chỉ bị áp thuế 10% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, tương tự với 126 quốc gia khác. Theo TS. Cấn Văn Lực, xác suất để kịch bản này xảy ra chỉ 20%, nhưng nếu xảy ra đây là một bức tranh khởi sắc, kỳ vọng thỏa thuận có thể đạt được với Mỹ. Theo đó, tình hình xuất khẩu và nguồn vốn FDI thực hiện đều không bị ảnh hưởng đáng kể, tăng trưởng GDP có thể đạt mức kỳ vọng là 7,5-8%, lạm phát kiểm soát tốt.

Kịch bản tiêu cực nhất là Mỹ giữ nguyên mức thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam. TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh, đối với mức thuế này, hàng Việt Nam có thể sẽ phải cạnh tranh với những quốc gia có mức thuế đối ứng thấp hơn, xuất khẩu sẽ giảm tới 5,5-6% so với kịch bản thông thường.

Điều này đặc biệt xảy ra với các ngành hàng như: máy vi tính, linh kiện và các thiết bị điện tử; hàng thủy sản; sản phẩm từ chất dẻo… Vốn FDI thực hiện được dự kiến sẽ giảm 6-8%, tăng trưởng GDP dừng ở mức 5,5-6%.

Ông Trump tuyên bố giữ mức thuế sàn 10% kể cả khi có thỏa thuận

Ngày 9-5, ông Trump tuyên bố sẽ duy trì mức thuế cơ bản tối thiểu 10% đối với các đối tác thương mại của Mỹ, kể cả khi hai bên đã đạt được thỏa thuận.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Trung Quốc đưa số liệu cho thấy vẫn duy trì tăng trưởng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay nhờ Đông Nam Á. Trong khi đó, Mỹ đối mặt giá tiêu dùng tăng vọt và chuỗi cung ứng gián đoạn vì thuế quan cao.

Thương mại Trung Quốc vẫn tăng giữa áp lực thuế quan, Mỹ chật vật nhập hàng

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Hoàng Quân bắt tay Novaland làm nhà ở xã hội, hiện thí điểm tại Bình Thuận

Địa ốc Hoàng Quân đặt mục tiêu cung ứng 5.000 căn nhà ở xã hội, hợp tác Novaland thí điểm tại Bình Thuận.

Hoàng Quân bắt tay Novaland làm nhà ở xã hội, hiện thí điểm tại Bình Thuận

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 10-5, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển, hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực.

Đưa Quảng Nam thành trung tâm công nghiệp dược liệu cả nước, lấy sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn

Bức tranh kinh doanh của các 'đại gia' top đầu ngành bất động sản có sự phân hóa rõ rệt.

Nhiều đại gia bất động sản lãi ngàn tỉ, một số vẫn khó khăn

Đẩy nhanh triển khai loạt dự án giao thông quy mô 1 triệu tỉ đồng

Ngày 10-5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, chủ trì phiên họp thứ 17.

Đẩy nhanh triển khai loạt dự án giao thông quy mô 1 triệu tỉ đồng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar